Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân cơ khí thanh nhã (Trang 39)

3.2.1 Chức năng kinh doanh

- Chức năng chính của doanh nghiệp là chuyên sản xuất máy, thiết bị chế biến thức ăn cá, tôm, thiết bị xử lý chất thải và các máy móc thiết bị cơ khí phục vụ chăn nuôi, nông nghiệp khác có chất lượng cao, đáp ứng được nhu

28

cầu của người tiêu dùng. Qua đó, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.

- Ngành, nghề kinh doanh:

 Kinh doanh, sản xuất và gia công: máy móc, thiết bị, phụ tùng, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp (chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản, chế biến lương thực), lâm nghiệp, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản.  Kinh doanh, sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí, chi tiết máy, nhôm, kính, sắt, inox.

 Kinh doanh, xuất nhập khẩu, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, vận hành và sửa chữa: các loại máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và dân dụng.

 Dịch vụ tư vấn, đào tạo, dạy nghề và chuyển giao công nghệ nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn ngành cơ khí, chế tạo, vận hành và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và dân dụng.

3.2.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp

- Xây dựng tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. - Không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất.

- Áp dụng khoa học công nghệ mới vào chế tạo sản phẩm tạo ra được nhiều mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý cho cán bộ công nhân viên và lãnh đạo của doanh nghiệp.

- Sử dụng hiệu quả, tài sản, vật tư, vốn lao động hiện có, thực hiện tiết kiệm chi phí tối ưu, bảo tồn và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có trách nhiệm, quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp.

Ta thấy rằng, bản chất của việc tồn tại cơ cấu tổ chức là dự phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý. Vì vậy cơ cấu tổ chức một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi người trong doanh nghiệp, mặt khác tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp.

29

Nguồn: Phòng kế toán DNTN cơ khí Thanh Nhã, 2013

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

- Chủ doanh nghiệp: chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm cao nhất, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước pháp luật.

- Kế toán: quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp, tham mưu cho chủ doanh nghiệp công tác tài chính, công tác kế toán tài vụ, công tác kiểm toán nội bộ, công tác quản lý tài sản, công tác thanh quyết hợp đồng kinh tế, kiểm soát các chi phí hoạt động, quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ doanh nghiệp giao.

- Phân xưởng: bao gồm bộ phận kỹ thuật và bộ phận gia công

 Bộ phận kỹ thuật: quản lý, giám sát kỹ thuật và chất lượng thành phẩm, vật tư, thiết bị, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình.

 Bộ phận gia công: bao gồm tổ gò hàn và tổ tiện, chuyên sản xuất máy, dây chuyền thiết bị, gia công thành phẩm theo bản vẽ do bộ phận kỹ thuật thiết kế.

Kế toán Phân xưởng

Tổ gò hàn Tổ tiện Bộ phận gia công Bộ phận kỹ thuật

30

3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung: phòng kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ngay tại đơn vị.

Nguồn: Phòng kế toán DNTN cơ khí Thanh Nhã, 2013

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán - Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp:

Dưới sự lãnh đạo của chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, giám đốc, thực hiện việc thu chi tài chính. Chịu trách nhiệm trước chủ doanh nghiệp về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị.

Tổng hợp các chứng từ đã thực hiện tiến hành kiểm tra phân loại, chỉnh lý lập chứng từ, ghi sổ.

Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định.

Tổ chức thực hiện công việc lưu trữ chứng từ ở đơn vị.

- Kế toán vật tư, tài sản và sản xuất: lập sổ theo dõi tình hình xuất, nhập tồn của nguyên vật liệu, tài sản cố định, tính khấu hao tài sản, tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ.

- Kế toán bán hàng và thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán hàng, hàng tháng theo dõi công nợ phải thu, công nợ phải trả, các khoản phải trả công nhân viên và các khoản trích theo lương.

Kế toán tổng hợp

Kế toán vật tư, tài sản và sản xuất

Kế toán bán hàng và

thanh toán Thủ quỹ

31

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ chuyển tiền, kiểm tiền, xuất tiền khi có chứng từ, hóa đơn hợp lệ, hàng tháng phải báo cáo tình hình thu, chi, tồn của vốn bằng tiền cho kế toán trưởng.

3.4.2 Chính sách áp dụng

- Hình thức kế toán sử dụng : nhật ký chung. - Niên độ kế toán là 01 năm từ 01/1 – 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VND).

- Hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. - Hoạch toán xuất kho theo phương pháp đích danh.

- Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng. - Hoạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ–BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006.

3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Phân tích tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010-2012 sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình kinh doanh trong giai đoạn này là khả quan hay không. Để thấy rõ được điều đó, ta xem bảng tổng hợp sau:

32

Bảng 3.1: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3 năm giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm2011 Năm2012

Chênh lệch

Năm 2011/2010 Năm 2012/2011

Giá trị % Giá trị %

A. Tổng doanh thu 1.811.161.065 1.902.217.277 2.031.597.923 91.056.212 5,03 129.380.646 6,80

1. Doanh thu thuần 1.785.564.890 1.877.987.181 1.963.160.452 92.422.291 5,18 85.173.271 4,54 2. Doanh thu tài chính 2.528.419 2.813.515 3.112.471 285.096 11,28 298.956 10,63

3. Thu nhập khác 23.067.756 21.416.581 65.325.000 -1.651.175 -7,16 43.908.419 205,02 B. Tổng chi phí 1.687.690.916 1.741.204.683 1.799.123.993 53.513.767 3,17 57.919.310 3.33 1. Giá vốn hàng bán 1.383.043.725 1.425.985.342 1.467.667.853 42.941.617 3,10 41.682.511 2,92 2. Chi phí bán hàng 78.069.169 79.432.657 81.671.825 1.363.488 1,75 2.239.168 2,82 3. Chi phí quản lý 226.578.022 235.786.684 249.784.315 9.208.662 4,06 13.997.631 5,94 4. Chi phí tài chính - - - - 5. Chi phí khác - - - -

Lợi nhuận trước thuế 123.470.149 161.012.594 232.473.930 37.542.445 30,41 71.461.336 44,38

C. Thuế TNDN 30.867.537 40. 253.149 58.118.483 9.385.611 30,41 17.865.334 44,38

Lợi nhuận sau thuế 92.602.612 120.759.446 174.355.448 28.156.834 30,41 53.596.002 44,38

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 n m giai đoạn n m 2010-2012

Năm 2011. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn so với năm 2010. Cụ thể là tổng doanh thu năm 2011 là 1.902.217.277 đồng so với tổng doanh thu năm 2010 là 1.811.161.065 đồng, tăng 91.056.212 đồng tương ứng tăng 5,03%. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân ta phân tích các khoản mục: Doanh thu thuần năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 từ 1.785.654.890 đồng lên 1.877.987.181 đồng tăng 92.422.291 đồng tương ứng tăng 5,18%. Nguyên nhân là do năm 2011 doanh nghiệp nhận được hợp đồng lắp ráp máy cho công ty cổ phần thuỷ sản Cà Mau.

Doanh thu tài chính năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 tăng từ 2.528.419 đồng tăng lên 2.813.515 đồng, tăng 285.096 tương ứng tăng 11,28% nguyên nhân là do nhận được hơp đồng lắp ráp máy cho công ty cổ phần thuỷ sản Cà Mau nên được công ty chuyển khoản ứng trước 50% giá trị hợp đồng. nên doanh thu tài chính năm 2011 tăng hơn so với năm 2010.

33

Thu nhập khác năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng mức độ giảm không nhiều, năm 2010 thu nhập khác là 23.067.756 đồng năm 2011 là 21.416.581 đồng, giảm 1.651.175 đồng tương ứng giảm 7,16%. Nguyên nhân là do giá sắt bán phế liệu năm 2011 giảm so với năm 2010 làm cho khoản thu nhập năm 2011 giảm, nhưng đây là khoản thu nhập nhỏ không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.

Tổng chi phí năm 2011 là 1.741.204.683 đồng so với năm 2010 là 1,687.690.916 đồng tăng 53.513.767 đồng tương ứng tăng 3,17 %. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân ta phân tích các khoản mục:

Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 từ 1.383.043.725 đồng lên 1.425.985.342 đồng tăng 42.941.617 đồng tương ứng tăng 3,1%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2011 tăng so với năm 2010. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Chi phí bán hàng năm 2011 tăng hơn so với chi phí bán hàng năm 2010 là 1.363.488 đồng tương ứng tăng 1,75%. Nguyên nhân là do năm 2011 các chi phí xăng tăng lên khiến chi phí bán hàng tăng lên, tuy số tiền tăng không đáng kể so với năm 2010 nhưng doanh nghiệp cũng nên có những chính sách hợp lý để hạn chế sự ảnh hưởng của giá cả làm cho chi phí tăng lên.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 9.208.662 đồng tương ứng tăng 4,06%. Nguyên nhân tăng là do năm 2011 doanh nghiệp đầu tư mua máy lạnh lắp đặt tại phòng kế toán nên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên, nhưng số tiền tăng ko đáng kể, cho thấy sự quản lý đúng đắn của doanh nghiệp trong việc quản lý về chi phí.

Năm 2012. Tổng doanh thu tiếp tục tăng so với năm 2011 từ 1.902.217.277 đồng tăng lên 2.031.597.923 đồng tăng 129.380.646 đồng tương ứng tăng 6,8%. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân ta tiến hành phân tích các thành phần sau:

Doanh thu thuần năm 2012 là 1.963.160.452 đồng tăng hơn so với năm 2011 là 1.877.987.181 đồng tăng 85.173.271 đồng tăng 4,54%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2012 doanh nghiệp nhận được nhều đơn đặt hàng so với năm 2011.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 tăng 298.956 đồng tương ứng tăng 10,63%. Nguyên nhân tăng là do lương tiền khách hàng chuyển khoản trả doanh nghiệp chưa sử dụng nên lãi nhập vốn tăng hơn so với năm 2011.

34

Thu nhập khác năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011 từ 21.416.581 đồng lên lên 65.325.000 đồng, tăng 43.908.419 đồng tương ứng tăng 205,02%. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2012 doanh nghiệp đã thanh lý tài sản cố định khiến khoản thu nhập khác năm 2012 tăng đột biến so với năm 2011.

Tổng chi phí năm 2012 là 1.799.123.993 đồng tăng so với năm 2011 là 1.741.204.683 đồng tăng 57.919.310 đồng tương ứng tăng 3,33% . Để tìm hiểu rõ nguyên nhân ta tiến hành phần tích các thành phần:

Giá vốn hàng bán năm 2012 là 1.467.667.853 đồng tăng so với năm 2011 là 1.425.985.342 đồng, tương ứng tăng 41.682.511 đồng, tăng 2,92%. Nguyên nhân tăng là doanh doanh thu bán hàng tăng so với năm 2011.

Chi phí bán hàng năm 2012 là 81.671.825 đồng tăng so với năm 2011 là 79.432.657 đồng, tương ứng tăng 2.239.168 đồng, tăng 2,82%. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển tăng. Nhưng số tiền tăng và tôc độ tăng là không đáng kể. chi phí bán hàng tăng cùng với sự gia tăng của doanh thu bán hàng chứng tỏ sự gia tăng này không phải là tiêu cực, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 là 249,784,315 đồng tăng so với năm 2011 là 235.786.684 đồng, tăng 13.997.631 đồng tương ứng tăng 5,94%. Nguyên nhân là do năm 2012 tăng lương nhân viên quản lý khiến chi phí quản lý tăng, điều này cho thấy chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với nhân viên, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả.

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi

- Có vị trí nằm trên đường giáp quốc lộ. - Diện tích xưởng sản xuất lớn.

- Máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại, phù hợp cho việc sản xuất.

- Đội ngũ công nhân trẻ, nhiệt tình, quyết tâm gắn bó với đơn vị.

3.6.2 Khó khăn

- Do tác động của giá cả vật tư đầu vào như sắt, thép, xăng dầu, tiền lương ngày càng tăng làm giá thành sản phẩm tăng cao, nhưng giá bán sản phẩm không thể tăng thêm, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất.

35

- Hiện nay trong khu vực có nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh và sản xuất những mặt hàng cơ khí. Do đó, doanh nghiệp rơi vào tình trạng cạnh tranh quyết liệt.

- Đội ngũ công nhân mới vào nghề, ít kinh nghiệm, chưa nắm bắt kịp thời cách sử dụng các thiết bị, máy móc công nghệ cao.

3.6.3 Định hướng phát triển

Tiếp tục xây dựng và phát triển doanh nghiệp, giữ vững DNTN cơ khí Thanh Nhã là một đơn vị mạnh trong lĩnh vực cơ khí, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là sản xuất máy móc, thiết bị công nghiệp – nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, đảm bảo cho công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đới sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp

36

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

CƠ KHÍ THANH NHÃ

4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI DNTN CƠ KHÍ THANH NHÃ DOANH TẠI DNTN CƠ KHÍ THANH NHÃ

4.1.1 Đặc điểm và phương thức tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay, các loại máy móc, thiết bị chủ yếu được sản xuất là máy sấy thức ăn, máy nghiền bột, dây chuyền máy ép viên thức ăn cá. Ngoài ra doanh nghiệp còn nhận gia công các mặt hàng, chi tiết máy móc cơ khí. Tùy theo yêu cầu của mỗi khách hàng mà mỗi loại máy, thiết bị có công suất, bảo hành và cách sử dụng khác nhau. Do đó, giá thành của máy móc cùng loại cũng khác nhau. Sản phẩm được bộ phận kỹ thuật thiết kế theo đúng yêu cầu của khách hàng và được sản xuất tại phân xưởng. Sản phẩm hoàn thành được bàn giao tại phân xưởng, sau đó vận chuyển về bên mua, chi phí vận chuyển do các bên tự thỏa thuận. Khi xuất thành phẩm, kế toán lập phiếu xuất kho và giao cho khách hàng hóa đơn GTGT. Đối với thành phẩm có giá trị nhỏ, khách hàng có thể thanh toán trước hoặc thanh toán sau khi nhận hàng, chậm nhất là 30 ngày. Đối với thành phẩm có giá trị lớn, khách hàng phải ứng trước 30% giá trị hợp đồng sau khi ký. Sau khi đã nhận được hàng, khách hàng thanh toán thêm 50% giá trị hợp đồng. Còn lại 20% sẽ thanh toán sau quá trình chạy thử, nghiệm thu, chậm nhất là 30 ngày sau khi bên mua ký biên bản nghiệm thu.

Các phương thức tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp đang áp dụng:

- Phương thức bán buôn: theo phương thức này doanh nghiệp bán trực

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân cơ khí thanh nhã (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)