Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân cơ khí thanh nhã (Trang 29)

a) Ý nghĩa của bảng báo cáo

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bảng báo cáo tài chính tổng hợp nhằm trình bày kết quả lãi, lỗ của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động.

b) Kết cấu và nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

18

Đơn vị báo cáo:…… Mẫu số: B02-DN

Địa chỉ:………. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm… Đơn vị tính:……… Stt Chỉ tiêu số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 6

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 -

02) 10

4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(20 = 10 - 11) 20

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26

7 Chi phí tài chính 22 VI.28

-Trong đó: Chi phí lãi vay 23

8 Chi phí bán hàng 24

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 30

11 Thu nhập khác 31

12 Chi phí khác 32

13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(60 = 50 - 51 - 52) 60

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70

Lập, ngày…tháng….năm……. Người lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc

Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010

19

c) Phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh - Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo

 Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.

 Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

- Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Số liệu ghi vào cột 6 “Năm trước” của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 “Năm nay” của báo cáo này năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.

 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 5 “Năm nay” của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấp dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu nội bộ” trong kỳ báo cáo.

+ Các khoản giảm trừ (Mã số 02):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với doanh thu được xác định kỳ báo cáo.

+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02. + Giá vốn hàng bán (Mã số 11):

20

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hành hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chi tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11.

+ Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (tổng doanh thu (-) thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động khác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh nợ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng vời bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Chi phí tài chính (Mã số 22):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,…phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có TK 635 đối ứng với bên nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

Chi phí lãi vay (Mã số 23):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đuợc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635.

+ Chi phí bán hàng (Mã số 24):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh có của TK 641 “Chi phí bán hàng” và số phát sinh có của TK 1422 “Chi phí chờ kết chuyển”

21

(chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng với bên nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh có của TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và số phát sinh có của TK 1422 “Chi phí chờ kết chuyển” (chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng với bên nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30):

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Mã số 30 = mã số 20 + (mã số 21 - mã số 22) – (mã số 24 + mã số 25). + Thu nhập khác (Mã số 31):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu được căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Chi phí khác (Mã số 32):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu được căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Lợi nhuận khác (Mã số 40):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác trong kỳ báo cáo.

Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32.

22

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổngphát sinh bên có TK 8211 đối ứng với bên nợ TK 911 trên sổ tài khoản chi tiết TK 8211 hoặc căn cứ vào tổngphát sinh bên nợ TK 8211 đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổngphát sinh bên có TK 8212 đối ứng với bên nợ TK 911 trên sổ tài khoản chi tiết TK 8212 hoặc căn cứ vào tổngphát sinh bên nợ TK 8212 đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52). + Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70):

Chỉ tiêu này được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu”.

2.1.6 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.6.1 Phân tích doanh thu

a) Vai trò ý nghĩa của việc phân tích doanh thu

Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái sản xuất của một doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích doanh thu sẽ cho chúng ta thấy những nhân tố ảnh hưởng làm cho việc thực hiện doanh thu không đúng như kế hoạch đề ra. Từ đó có những giải pháp giúp nâng cao tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.

b) Nội dung phân tích

23

- Sản lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ xác định mức độ tăng, giảm sản lượng của các sản phẩm ảnh hưởng đến tổng doanh thu như thế nào, nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất từ đó có biện pháp tăng giảm sản lượng tiêu thụ để đạt doanh thu cao nhất.

- Giá cả: doanh thu không những chịu ảnh huỏng bởi khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả. Khi khối lượng tiêu thụ tăng lên thì giá cả hàng hóa tiêu thụ có thể giảm nhưng vẩn đảm bảo doanh thu mang lại bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh bỏ ra. Do đó, phân tích doanh thu theo yếu tố giá cả sẻ giúp cho đơn vị có chính sách hợp lý có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành nhằm đạt cực đại doanh thu.

Phân tích doanh thu theo kết cấu mặt hàng: phân tích tốc độ phát triển doanh thu của từng mặt hàng và ảnh hưởng của mặt hàng này đến tốc độ phát triển doanh thu chung của cả đơn vị. Từ đó xác định mặt hàng nào có tiềm năng phát triển để có chính sách ưu tiên đầu tư.

Phân tích doanh thu theo phương thức bán hàng: phân tích tốc độ phát triển doanh thu của từng phương thức bán hàng và ảnh hưởng của phương thức này đến tốc độ phát triển doanh thu chung của cả đơn vị. Từ đó, xác định phương thức bán hàng nào có hiệu quả cao và tiềm năng phát triển để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

2.1.6.2 Phân tích chi phí

a) Vai trò ý nghĩa của việc phân tích chi phí

Một trong những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là sử dụng chi phí một cách có hiệu quả để có điều kiện tăng lợi nhuận. Khi phân tích tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu chi phí để doanh nghiệp xác định được nguyên nhân làm tăng giảm chi phí và từ đó có biện pháp khắc phục.

b) nội dung phân tích

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí - Khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Giá thành sản xuất sản phẩm.

Phân tích chi phí theo kết cấu hàng hóa tiêu thụ: mỗi loại sản phẩm hàng hóa thường có những mức chi phí bình quân khác nhau và các chi phí bình quân đó cũng khác nhau ở những bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Khi

24

gia tăng sản phẩm hàng hóa này hoặc giảm sản phẩm hàng hóa kia đều làm cho cả chỉ tiêu của chi phí thay đổi.

2.1.6.3 Phân tích lợi nhuận

a) Vai trò ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận

Tất cả doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận. Việc phân tích lợi nhuận sẻ cho chủ doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư thấy được các nhân tố ảnh hưởng làm biếng đông lợi nhuận trên cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

b) Nội dung phân tích

Phân tích lợi nhuận theo kết cấu từng nhóm hàng.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp - Doanh thu bán hàng: ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận.

- Giá vốn hàng bán: ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận kinh doanh. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận.

Phân tích chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận LNR

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: ROS = (2.1) DTT

Chỉ tiêu này phản ánh một dồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Bởi vậy, doanh nghiệp phải nâng cao tổng mức lợi nhuận lên.

LNR

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: ROE = (2.2) VCSH

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hũu dung vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn.

LNR

- Lợi nhuận trên tổng tài sản: ROA = (2.3) TTS

25

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dung vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất kinh doanh càng lớn.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp lấy từ sổ kế toán, báo cáo tài chính do phòng kế toán DNTN cơ khí Thanh Nhã cung cấp.

2.2.2 Phương pháp phân tích

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và đánh giá công tác kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phương pháp chứng từ kế toán

+ Là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế.

+ Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bảng chứng từ kế toán.

+ Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phương pháp đối ứng tài khoản

+ Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mục tiêu 2: Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

- Phương pháp so sánh: nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu, đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

+ So sánh số tuyệt đối: xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu của kỳ phân tích và kỳ gốc, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm của các chỉ tiêu.

F F

F  1 0

 (2.4) ΔF: trị số chênh lệch giữa hai kỳ.

26 F1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân cơ khí thanh nhã (Trang 29)