CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TỐN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía nam (aascs) (Trang 43)

CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA CƠNG TY KIỂM TỐN AASCs

3.3.1 Kế hoạch kiểm tốn

3.3.1.1 Tìm hiểu các thơng tin liên quan

a) Thơng tin về hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp

- Bản chất của các nguồn doanh thu: sản xuất, dịch vụ, tài chính/ bán buơn, bán lẻ.

- Các loại sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà doanh nghiệp cung cấp. - Các quy định riêng cĩ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Các loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu trong lĩnh vực kinh doanh. - Mơ tả các giai đoạn của sản phẩm hoặc dịch vụ, phương thức sản xuất, cách thức phân phối sản phẩm, dịch vụ.

- Các đối tác liên minh, liên doanh, hoặc các hoạt động thuê ngồi quan trọng.

- Địa điểm sản xuất, kinh doanh, số lượng chi nhánh. - Các nhà cung cấp hàng hĩa và dịch vụ quan trọng. - Các giao dịch với các bên liên quan.

b) Thơng tin về chính sách kế tốn

- Thời điểm ghi nhận doanh thu. - Căn cứ ghi nhận.

- Theo dõi cơng nợ và trích lập dự phịng. - Sổ kế tốn, báo cáo, chứng từ liên quan. - Chính sách kế tốn, hình thức kế tốn. - Sự nhất quán trong việc áp dụng chính sách.

c) Phương thức hoạt động của chu trình doanh thu

- Triết lý quản trị của nhà lãnh đạo cơng ty. - Chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ.

32

- Phương thức bán hàng, cung cấp dịch vụ.

3.3.1.2 Đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với chu trình doanh thu

Tiến hành dựa trên các bước trong chu trình kiểm tốn chung. Đặc biệt, trong bước này KTV cĩ nhiệm vụ tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ (HTKSNB) của khách hàng đối với riêng chu trình doanh thu nhằm dự đốn các sai phạm cĩ thể xảy ra đối với khoản mục doanh thu đồng thờiước lượng rủi ro kiểm sốt.

3.3.2 Thực hiện kiểm tốn

3.3.2.1 Kiểm tra hệ thống kiểm sốt nội bộ

Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt được KTV thực hiện song song với các thử nghiệm cơ bản trên cơ sở các mẫu đã được lựa chọn nhằm tiết kiệm về thời giam và chi phí kiểm tốn.

Đối với khách hàng đã được cơng ty AASCs kiểm tốn kỳ trước, trong quá trình tìm hiểu HTKSNB, nếu KTV nhận thấy khơng cĩ những biến ðộng mạnh làm ảnh hýởng ðến tính hữu hiệu của HTKSNB thì KTV thực hiện ngay vào các thử nghiệm cơ bản, đồng thời kết hợp với một số ít các thử nghiệm kiểm sốt để điều chỉnh tăng cỡ mẫu cho phù hợp. KTV sẽ khơng chú trọng các thử nghiệm kiểm sốt trong trường hợp này. Ngược lại, đối với khách hàng cơng ty AASCs mới kiểm toốn lần đầu thì việc thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt được chú trọng hơn nhằm thu thập bằng chứng về rủi ro kiểm sốt trên từng mục tiêu kiểm tốn.

Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là kiểm tra sổ sách, chứng từ, và phương pháp phỏng vấn.

Một số thử nghiệm kiểm sốt được tiến hành

- KTV chọn mẫu một vài nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách, từ đĩ đi ngược lại quy trình bán hàng của doanh nghiệ, kiểm tra đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hợp đồng, phiếu xuất kho, hĩa đơn,…Thủ tục này giúp KTV biết được nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cĩ thực sự diễn ra theo quy trình kiểm sốt đã thiết kế hay khơng.

- Chọn mẫu hợp đồng/ lện bán hàng: xem xét tính liên tục cũng như kiểm tra chữ ký xét duyệt của người cĩ thẩm quyền trong việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.

- Đối với các khoản giảm trừ như: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh tốn… xem xét chính sách bán hàng của doanh nghiệp, xem

33

xét sự xét duyệt trong việc giảm giá hàng bán hoặc chấp nhận hàng bán bị trả lại…

3.3.2.2 Thử nghiệm cơ bản

a) Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra số liệu giữa sổ chi tiết và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: đảm bảo số liệu hợp lý, chính xác

Đối chiếu số tổng cộng trên sổ chi tiết bán hàng với tờ khai thuế GTGT để kiểm tra tính khớp đúng trong việc ghi nhận doanh thu với cơ quan thuế.

Từ tờ khai của doanh nghiệp, KTV sẽ lập bảng kê doanh thu 12 tháng theo từng loại: loại chịu thuế 0%, 5%, 10% từ đĩ tính ra khoản thuế GTGT đầu ra. Sau đĩ, KTV sẽ đối chiếu một lần nữa với tờ khai để kiểm tra tính khớp đúng trong việc tính tốn số liệu của doanh nghiệp. Đồng thời, KTV tổng hợp số liệu trên nhật ký chung và cũng lập bảng kê thuế GTGT đầu ra. Số liệu này được đối chiếu với số liệu trên tờ khai VAT: giữa các tháng cĩ thể phát sinh sự chênh lệch – do điều chỉnh tăng giảm doanh thu, điều KTV cần là tổng số thuế GTGT đầu ra của năm phát sinh trên tờ khai và số nhật ký chung bằng nhau. Qua đĩ, KTV cĩ thể đưa ra nhận định ban đầu về sự hợp lý trong việc ghi sổ và kê khai thuế.

Chọn mẫu kiểm tra

KTV cĩ thể chọn những tháng cĩ doanh thu phát sinh nhiều bất thường so với các tháng khác hay các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trước và sau thời điểm kết thúc niên độ.

Việc kiểm tra chọn mẫu sẽ giúp KTV phát hiện ra các sai phạm trong việc ghi sổ doanh thu

Doanh thu ghi sổ cao hơn thực tế: Trường hợp này, mục đích của KTV

là lựa chọn những phần tử thỏa mãn mục tiêu kiểm tốn – phát sinh

KTV sắp xếp các khoản doanh thu phát sinh theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, từ đĩ KTV chọn mẫu các khoản doanh thu cĩ số phát sinh lớn, số lượng phần tử được chọn làm mẫu sẽ tùy thuộc vào xét đốn của KTV sao cho tổng giá trị của mẫu được chọn đáp ứng một tỷ lệ mà KTV mong muốn.

Điều KTV quan ngại ở đây là: khoản doanh thu khơng thực sự phát sinh hay nĩi cách khác là doanh nghiệp đang khai khống hoặc là khoản doanh thu này chưa đủ điều kiện ghi nhận theo chuẩn mực kế tốn số 14.

Từ những nhận định trên KTV tiến hành các thủ tục đối với từng loại doanh thu:

34

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đối chiếu các khoản doanh thu được ghi nhận trên sổ nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc liên quan. Bên cạnh đĩ, KTV cũng kiểm tra các khoản trực tiếp ghi giảm doanh thu

- Doanh thu cung cấp dịch vụ: các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng vì phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị như: hĩa đơn, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng…

- Doanh thu xuất khẩu: cùng với việc kiểm tra các chứng từ gốc nĩi trên, KTV chú trọng hơn đến việc kiểm tra tờ khai xuất khẩu: thể hiện đơn vị xuất khẩu, đơn vị nhập khẩu, loại hàng hĩa, số lượng, đơn giá và tổng giá trị nguyên tệ của lơ hàng. Song song đĩ, KTV cũng kiểm tra việc quy đổi doanh thu bằng ngoại tệ.

- Doanh thu bán chịu: KTV thường lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng cĩ giá trị lớn và kiểm tra quá trình thu tiền sau đĩ. Việc thanh tốn sẽ chứng minh khoản doanh thu này thực tế phát sinh.

Doanh thu ghi sổ thấp hơn thực tế: Đối với sai phạm này, KTV sẽ tìm

bằng chứng thỏa mãn mục tiêu kiểm tốn là ghi nhận đầy đủ các khoản doanh thu.

KTV sẽ dựa vào đặc điểm kiểm sốt nội bộ của khách hàng, lựa chọn những chứng từ gốc chứng minh cho khoản doanh thu phát sinh, từ đĩ kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ trên sổ sách. Trong việc lấy mẫu, KTV cũng chú ý lựa chọn các nghiệp vụ phát sinh trong tháng cuối niên độ và sau niên độ để kiểm tra việc khĩa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các phần tử này sẽ giúp cho KTV phát hiện ra các khoản doanh thu được ghi nhận khơng đúng niên độ.

Ngồi ra, để thỏa mãn mục tiêu ghi chép chính xác và đánh giá, KTV thường kiểm tra các chỉ tiêu liên quan đến số lượng, đơn giá, thành tiền trên các chứng từ gốc với bảng giá đối với nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ thơng thường.

Đối với các khoản doanh thu được ghi nhận theo các quy định riêng của chuẩn mực, chế độ kế tốn như:

+ Doanh thu từ bán hàng trả chậm

+ Doanh thu từ trao đổi tài sản khơng tương tự + Doanh thu liên quan đến nhiều niên độ

35

KTV sẽ dựa vào chính sách bán hàng, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng giữa các bên và xem xét việc ghi nhận các khoản doanh thu này cĩ phù hợp với quy định hay khơng.

Đối với mục tiêu trình bày và cơng bố, trong quá trình lấy mẫu tiến hành các thủ tục trên, KTV kết hợp với việc kiểm tra nội dung các nghiệp vụ bán hàng được kê trong nhật ký bán hàng. Khi phát hiện nghiệp vụ cĩ nội dung lạ, nghi vấn, KTV sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ gốc liên quan hoặc trực tiếp phỏng vấn nhân viên để làm rõ vấn đề. Nếu khoản mục này khơng được phân loại đúng theo quy định của chuẩn mực, KTV sẽ lưu ý khoản doanh thu này và đưa ra bút tốn điều chỉnh.

b) Đối với những khoản làm giảm trừ doanh thu

Ngồi việc kiểm tra chi tiết hĩa đơn bán hàng, KTV cịn thu thập thêm những bằng chứng khác

Đối với hàng bán bị trả lại

- Văn bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá và giá trị hàng bán bị trả lại và lý do trả lại hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phiếu nhập kho số hàng bị trả lại, KTV xem xét thơng tin về hàng bán bị trả lại cĩ khớp với thơng tin trên phiếu nhập kho khơng

Đối với giảm giá hàng bán

Trong trường hợp này, KTV sẽ kiểm tra văn bản được lập giữa người cung cấp hàng hĩa và người mua được ghi rõ số lượng, quy cách hàng hĩa, mức giảm giá theo hĩa đơn đã xuất, lý do giảm. Đồng thời, KTV cũng kiểm tra hĩa đơn điều chỉnh mức giá cĩ ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hĩa do cơng ty hoặc người mua lập đẻ cấn trừ số tiền được giảm.

3.3.3 Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

Sau khi thu thập đầy đủ bằng chứng, KTV tổng hợp số liệu và đưa ra bút tốn điều chỉnh. Đồng thời, KTV cũng đưa ra những nhận xét về hạn chế trong kiểm sốt của chu trình bán hàng, thu tiền với lãnh đạo của cơng ty khách hàng. Nếu khách hàng cĩ nhu cầu, cơng ty kiểm tốn sẽ phát thư quản lý, đề cập đến những thiếu sĩt cần khắc phục và ý kiến của KTV nhằm cải thiện hệ thống kế tốn và kiểm sốt nội bộ.

36

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN DOANH THU CỦA CƠNG TY KIỂM TỐN AASCs

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía nam (aascs) (Trang 43)