Về thu nhập.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp thành phố Hà Nội (Trang 37)

Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu lao động nữ thì thu nhập của nữ công nhân thấp hơn nam công nhân ở mọi ngành nghề và mọi khu vực. Phụ nữ có mặt trong mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp nhng thờng tập trung vào những nghề nghiệp có tay nghề thấp dẫn đến thu nhập thấp. Nếu phân loại các công việc theo mức độ tay nghề thì lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn ở những công việc đơn giản và giảm dần ở những loại công việc phức tạp. Lao động nam cũng có xu thế nh vậy nhng các tỷ lệ đó thấp hơn so với nữ ở những công việc đơn giản và cao hơn ở những công việc đòi hỏi có chuyên môn. Trong khu vực quốc doanh thu nhập bình quân của nữ công nhân bằng 86,3% so với nam công nhân do sức khoẻ, năng suất lao động, tay nghề thấp hơn nam giới. Thu nhập của nữ công nhân cũng có sự phân biệt giữa lao động phổ thông và lao động kỹ thuật, giữa các loại doanh nghiệp. Thu nhập của lao động kỹ thuật cao hơn lao động phổ thông, thu nhập của công nhân trong các doanh nghiệp thuôc nhà nớc quản lý cao hơn trong các doanh nghiệp do địa

phơng quản lý. Theo báo cáo của sở lao động thơng binh xã hội Hà Nội năm 2001 thì thu nhập bình quân của các DNNN là 936480 đồng, trong đó lao động nam là: 1058000 đồng, của lao động nữ là 850432 đồng. Lấy một số ví dụ: Thu nhập bình quân của Công ty may 10 là trên 1,3 triệu đồng/ ngời/ tháng; Công ty rợu bia nớc giải khát Hà Nội là 1,2 – 1,5 triệu đồng/ ngời/ tháng; Công ty xe máy xe đạp Thống Nhất là 1,182 triệu đồng/ ngời/ tháng. Trong khi đó các doanh nghiệp có đông lao động nữ và thuộc địa phơng quản lý có thu nhập thấp hơn: Bánh kẹo Hải Hà là 690 nghìn đồng, lao động nữ là 629 nghìn đồng trong đó lao động nữ phổ thông là 372 nghìn đồng, lao động nữ kỹ thuật là 745 nghìn đồng. Xí nghiệp gia công giầy xuất khẩu Đông Anh thu nhập bình quân là 650 nghìn đồng, nữ là 540 nghìn đồng trong đó lao động nữ phổ thông là 500 nghìn đồng, lao động nữ kỹ thuật là 750 nghìn đồng.

2.2 Chi phí tạo việc làm.

Chi phí tạo việc làm đợc tính bằng mức vốn trên một lao động đồng thời đây cũng là chỉ tiêu phản ánh chất lợng việc làm theo đầu vào. Vốn và công nghệ thờng có quan hệ thuận chiều với nhau nên với những điều kiện không thay đổi, tỉ lệ vốn trên lao động càng cao phản ánh trình độ công nghệ càng cao. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đi theo phơng hớng sử dụng nhiều yếu tố lao động hay công nghệ. Những ngành có chỉ số vốn trên lao động thấp là những ngành sử dụng nhiều lao động. Trong công nghiệp đó là những ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến.

Theo tính toán sơ bộ, số vốn cần có để tạo ra một chỗ làm trong công nghiệp nhà nớc là 40-50 triệu đồng (3000-4000 USD). Chỉ tiêu này cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài nhà nớc nhng thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đâù t nớc ngoài (mức vốn bình quân/lao động là 64570 USD trong ngành công nghiệp nặng, 16486 USD trong ngành công nghiệp nhẹ)(1).

Do mức vốn bình quân/ lao động còn thấp nên trong doanh nghiệp nhà nớc tỉ lệ lao động làm việc với các loại công cụ lao động thủ công cao 49,8%; cơ khí 45,7%. Trong khi đó tỉ lệ lao động làm việc với công cụ lao động tự động hoá chỉ là 4,52%. Nh vậy đa số lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp có chỉ số vốn đầu t/lao động thấp từ đó dẫn đến năng suất lao động thấp.

Để xem xét trình độ lao động, thu nhập, mức vốn bình quân để tạo việc làm cho lao động ta lấy ví dụ một doanh nghiệp nhà nớc sản xuất kinh doanh thành công trong ngành công nghiệp Hà Nội. Đó là công ty giầy Thợng Đình địa chỉ 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.

− Vốn đầu t: 12254 tỉ đồng.

− Số lao động: 1616 trong đó nữ: 952 chiếm 58,91%. − Vốn bình quân/ lao động: 7,58 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp thành phố Hà Nội (Trang 37)