Sử dụng thời gian lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp thành phố Hà Nội (Trang 35)

Theo kết quả điều tra của Trung tâm môi trờng Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thì thời gian làm việc thực tế trong năm của lao động nữ là 277 ngày.

Biểu 15: Thời gian làm việc thực tế của lao động nữ phân theo ngành Đơn vị: ngày/năm Ngành Nữ Tổng 1. Cơ khí – năng lợng 262 289 2. Hoá chất – cao su 278 286 3. Sản xuất vlxd 274 289 4. Chế biến lâm sản 298 312 5. In – xenlulo –giấy 271 278 6. Sành – sứ – thuỷ tinh 286 299 7. Dệt – da – may 281 277 8.Chế biến lơng thực thực phẩm 290 291 Chung 277 290

Nguồn: Nguyễn Thị Tuy Hoà - “ Tác động của chính sách lao động nữ hiện hành”- trung tâm nghiên cứu lao động nữ 1998.

Số ngày làm việc thực tế bình quân của lao động nữ ít hơn nam giới 13 ngày. So với luật lao động thì số ngày công không chênh lệch nhiều lắm (ít hơn 3 ngày so với quy định). Các ngành có số ngày làm việc ít là: Cơ khí - Năng lợng: 262 ngày, Hoá chất - Cao su: 278 ngày, Sản xuất vật liệu xây dựng: 274 ngày và In - Xenlulo - Giấy: 271 ngày. Các ngành có số ngày làm việc cao là những ngành đông lao động nữ nh chế biến lơng thực thực phẩm: 290 ngày, dệt - da - may: 281 ngày, thời gian làm việc thực tế của lao động nữ bằng nam thậm chí cao hơn nam. Số ngày làm việc chung trong các doanh nghiệp nhà nớc là 277 ngày cũng cho thấy tình trạng thiếu việc làm của lao động trong khu vực này.

Tình trạng làm thêm ca thêm giờ khá phổ biến trong các doanh nghiệp công nghiệp. Ngành của lao động nữ thờng xuyên làm 3 ca và làm thêm giờ là ngành dệt - da - may. Lao động nữ thờng xuyên làm thêm giờ chiếm 68,04% lao động làm thêm giờ trong các doanh nghiệp.

Khảo sát ở một số doanh nghiệp có đông lao động nữ nh: công ty dệt 8/3, công ty giầy Thụy Khuê, công ty dệt Phong Phú cho thấy: do sản xuất theo mùa vụ hoặc đơn đặt hàng nên không ít công nhân bị đặt vào tình trạng làm việc bấp bênh có lúc thì phải làm thêm ca thêm giờ, còn những lúc không

phải mùa vụ các doanh nghiệp phải luân phiên cho lao động làm cầm chừng hoặc chờ nghỉ việc.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp thành phố Hà Nội (Trang 35)