Đánh giá, xử lý các kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đề xuất phương pháp mới cho đào tạo cử nhân báo chí chính quy ở việt nam (Trang 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.6. Đánh giá, xử lý các kết quả thực nghiệm

Dựa vào các tiêu chí của phƣơng pháp đào tạo nêu trên, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu cho 22/25 sinh viên tại buổi học cuối cùng vào ngày 30/11/2013. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

81

STT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá Trung

bình Khá Tốt

1 Phƣơng pháp giảng dạy tích cực, hiệu

quả 0 2 20

2 Kinh nghiệm nghề báo 0 2 20

3 Trình độ lý luận 0 4 18

4 Lòng nhiệt tình 0 0 22

5 Cách truyền cảm hứng cho ngƣời học 0 3 19

6

Sự phối hợp/ luôn lấy ngƣời học làm

trung tâm 0 5 17

7 Đánh giá đƣợc nhu cầu của ngƣời học 0 5 17

8 Có nhiều nguồn tri thức khác nhau 0 3 19

9 Tính thực tế, bổ ích của kiến thức 0 4 18

10 Cách bố trí bàn ghế, xây dựng nhóm 0 3 19

11 Mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp 0 3 19

Hình 3.8. Kết quả đánh giá chất lƣợng lớp học thực nghiệm

Quan sát kết quả trên, tuy số lƣợng sinh viên đƣợc khảo sát không nhiều (vì không mở đƣợc nhiều lớp) nhƣng qua những con số trên cũng đã khẳng định những đánh giá tích cực bƣớc đầu.

“Phƣơng pháp giảng dạy của cô rất mới mẻ, hiện đại, tạo đƣợc sự hấp dẫn và hứng thú cho học viên”.

- “Phƣơng pháp giảng dạy mới mẻ, lôi cuốn, không đặt nặng lý thuyết. Bài tập

82

qua lại, hỗ trợ nhau. Tuy nhiên, em nghĩ nên cho chúng em ghi lại những kiến thức quan trọng” - (Sinh viên Hàn Quốc).

- “Phƣơng pháp giảng dạy rất trực quan, dễ tiếp xúc, tiếp cận vấn đề, dễ tiếp

thu kiến thức. Nên tổ chức hoạt động ngoài trời trong 1,2 buổi. Cần có sự tƣơng tác giữa các học viên để khắc sâu kiến thức, gây hứng thú”- (Sinh viên Nguyễn Văn Thuật).

- “Giảng viên Thu Hà rất nhiệt tình, luôn cố gắng truyền lửa cho học viên và

hết mình vì lớp. Nói chung, các trợ giảng và giảng viên ai cũng nhiệt tình và vui vẻ, khiến các học viên cảm thấy gần gũi”.

- “Việc chuẩn bị giáo cụ, tƣ liệu phục vụ học tập rất chu đáo, cụ thể và dễ hiểu. Dù hai ngày cúp điện nhƣng vẫn có giáo cụ, tƣ liệu cung cấp cho chúng em. Học viên đƣợc nhận quà nếu trả lời đúng nên chúng em có hứng thú hơn khi học”.

- “Cách bố trí bàn ghế rất dễ hoạt động, thảo luận. Mỗi nhóm có 4 - 5 ngƣời

nên rất dễ thảo luận và lắng nghe ý kiến của mỗi bạn trong nhóm”.

- “Kiến thức ít nhƣng tính phân tích cao”.

- “Các anh, chị trợ giảng rất nhiệt tình, luôn cố gắng nói những vấn đề chính

cho sinh viên dễ hiểu, học không căng thẳng mà giống nhƣ một cuộc trao đổi những kinh nghiệm của anh, chị dành cho thế hệ lớp sau. Học có trợ giảng, thêm sự mới mẻ, hứng thú,…”.

- “Kiến thức chị Mai Hƣơng đƣa ra ở các tờ rơi (hand - out) ngắn nhƣng vẫn

truyền đƣợc những ý cơ bản. Cách giảng dạy của chị cũng rất dễ hiểu, tạo đƣợc cảm hứng cho mọi ngƣời”.

- “Kiến thức các anh, chị đƣa ra rất thực tế nên dễ hiểu. Anh Thanh Ba nói hơi

83

- “Ngƣời học đƣợc thỏa sức nêu lên ý tƣởng, suy nghĩ của mình trong khi các

tiết học dễ tiếp thu, không quá cứng nhắc, khô khan. Mong rằng lớp học sẽ đƣợc mở ra chứ không dừng lại ở thử nghiệm”.

- “Qua bài giảng, học viên biết thêm nhiều điều bổ ích và cũng tăng thêm tính

hấp dẫn, lôi cuốn của nghề báo, tạo cho học viên một sự đam mê và muốn viết báo”.

- “Lớp học với số lƣợng nhƣ vậy là vừa”.

Về nhƣợc điểm:

- “Mấy buổi học bị mất điện nên bài giảng còn một số hạn chế”.

- “ Cần cho học viên đi thực tế nhiều hơn. Nên cho học viên tìm hiểu, chuẩn bị bài trƣớc 1 tuần”.

Có thể thấy rằng, để có những đánh giá, nhận xét nhƣ trên, ngoài công tác chuẩn bị tuyển sinh, lên kế hoạch bài giảng, soạn giáo án, mƣợn phòng, v.v..thì chúng tôi phải làm việc rất tích cực, khắc phục những khó khăn trƣớc mắt để mang lại nhiều thành công cho lớp học thực nghiệm này. Có thể điểm qua một số khó khăn mang tính khách quan, dẫn đến hạn chế của lớp học thực nghiệm này nhƣ sau: - Mặc dù các sinh viên đƣợc tuyển chọn vào lớp dựa trên tinh thần tự nguyện, yêu thích báo chí nhƣng vẫn còn nặng tƣ tƣởng theo học “lớp thực nghiệm” nên chƣa toàn tâm, toàn ý.

- Lớp học phải diễn ra vào ngày Chủ nhật vì đa phần các bạn sinh viên bị kín lịch học chính quy trong tuần nên phong độ của ngƣời học ít nhiều bị giảm sút.

- Lớp học diễn ra ngày Chủ nhật nên thƣờng trùng với lịch cúp điện của thành phố, nhiều buổi, lớp học không có máy chiếu, máy quạt,…ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng dạy - học.

Tóm lại, tuy còn một số hạn chế nhƣng về cơ bản, theo nhãn quan của chúng tôi và phía ngƣời học thì hầu hết đánh giá cao phƣơng pháp giảng dạy này. Gần 100

84

% ý kiến cá nhân mong muốn mô hình này đƣợc nhân rộng trong tƣơng lai gần. Kết quả này không hề mâu thuẫn với giả thuyết mà chúng tôi đƣa ra ở trên.

Một phần của tài liệu Đề xuất phương pháp mới cho đào tạo cử nhân báo chí chính quy ở việt nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)