Đối với giảng viên báo chí

Một phần của tài liệu Đề xuất phương pháp mới cho đào tạo cử nhân báo chí chính quy ở việt nam (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Đối với giảng viên báo chí

“Mọi cải cách giáo dục đều bắt đầu từ ngƣời giáo viên. Không có hệ thống giáo dục nào vƣợt quá tầm những giáo viên làm việc cho nó (Unesco)”. Điều này cho thấy vai trò, vị trí của ngƣời giáo viên trong mọi cuộc cải cách giáo dục. Luật Giáo dục 2005 quy định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục [Điều 15]. Muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo thì phải nâng cao chất lƣợng giảng viên. Công cuộc đổi mới phƣơng pháp đào tạo phải xuất phát từ việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của từng giảng viên.

Trƣớc hết, giảng viên phải có tố chất làm nghề. Họ phải có nhiều tố chất đặc thù: vừa phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, vừa phải có năng lực sƣ phạm để có thể dạy lý thuyết và thực hành nghề, vừa là nhà kỹ thuật và đồng thời là nhà quản lý để có thể dạy lý thuyết nghề và quản lý dạy học. Giảng viên phải thành thạo trong các kỹ năng giảng dạy từ cách tổ chức lớp học, bố trí thời lƣợng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học viên thảo luận, dẫn dắt theo mạch thảo luận, nhận xét, phản biện…

Về tinh thần, thái độ làm việc: Mỗi giảng viên phải có khả năng làm việc với cƣờng độ cao, có tinh thần đổi mới, tiếp cận thực tế, thƣờng xuyên cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng mới. Đặc biệt, giảng viên báo chí nên theo học các khóa tập huấn về báo chí - truyền thông của các tổ chức đào tạo báo chí tiên tiến trên thế giới, các khóa học của các hãng thông tấn nhƣ Reuter, CNN, AP,…để cập nhật các phƣơng pháp đào tạo mới hoặc cách thức tác nghiệp, lấy nguồn tin,...

Đặc biệt, đội ngũ giảng viên phải không ngừng nâng cao chất lƣợng giảng dạy: Chất lƣợng giảng dạy có thể đánh giá từ kết quả học tập của ngƣời học, từ những đánh giá dành cho giảng viên, từ nhận xét của ngƣời sử dụng sản phẩm lao động. Và nên có một tiêu chí để đánh giá chất lƣợng dựa trên những chỉ tiêu định lƣợng:

85

- Dựa trên kết quả đánh giá của đồng nghiệp. - Dựa trên tổng hợp ý kiến thăm dò của sinh viên. Về chỉ tiêu định tính:

- Có phƣơng pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tƣợng học, từng chuyên đề, môn học.

- Đảm bảo truyền đạt những thông tin chính yếu nhất mà môn học đòi hỏi, thông tin đƣợc cung cấp có độ chính xác, logic, khoa học và có tính thực tiễn, có sự kết nối với môn học có liên quan.

- Cung cấp đầy đủ tài liệu.

- Phải phát huy đƣợc khả năng sáng tạo của sinh viên, tạo sự hứng khởi, chủ động cho ngƣời học.

- Cần nâng cao tỷ lệ giờ thực hành. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành với nội dung thiết thực và phong phú qua các dạng bài tập sáng tạo, bài tập tình huống, kích thích sinh viên suy nghĩ, tìm ra phƣơng án giải quyết tối ƣu.

Một phần của tài liệu Đề xuất phương pháp mới cho đào tạo cử nhân báo chí chính quy ở việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)