Các phƣơng pháp đặc thù

Một phần của tài liệu Đề xuất phương pháp mới cho đào tạo cử nhân báo chí chính quy ở việt nam (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Các phƣơng pháp đặc thù

Những phƣơng pháp cho đào tạo báo chí đặc thù ở Việt Nam đã đƣợc gợi mở qua việc triển khai các khóa đào tạo báo chí của Viện Đào tạo báo chí nâng cao Thụy Điển (FOJO) ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 1998, giai đoạn 2000 - 2003. Theo nghiên cứu của PGS.TS Vũ Quang Hào “một điều dễ nhận thấy nhất và cũng có thể coi là đặc thù trong phƣơng pháp đào tạo báo chí của FOJO là: FOJO chủ trƣơng cung cấp thao tác và kỹ năng cho nhà báo (học viên) là chính” [27, 134]. Chủ

27

trƣơng chính của các nhà đào tạo là lối truyền nghề trực tiếp. Điều này thể hiện 4 phƣơng pháp dạy:

- Phƣơng pháp dạy phi giáo án: Là cách dạy không mang theo những giáo án hay những tập giáo trình lý thuyết lên lớp [27,135]. Trong tay giảng viên là những bài tập thực hành, những ví dụ minh họa sinh động cho bài giảng. Vậy nên, để có những tiết học “phi giáo án” nhƣ thế này đòi hỏi giảng viên, trợ giảng phải chuẩn bị khá tỉ mỉ, chu đáo. Chúng đƣợc chọn lọc, minh họa “có ý đồ” cho bài giảng. Trong đó, ƣu tiên những tƣ liệu trực quan đó là những tác phẩm của giảng viên, trợ giảng để thuyết phục ngƣời học hơn. Thực chất sử dụng sản phẩm của chính bản thân mình sẽ có ba lợi thế. Thứ nhất là không ai nắm đƣợc bản chất và kiến thức về sản phẩm của mình hơn bản thân mình nên chọn sản phẩm của mình khi phân tích sẽ sâu sắc và thực tế hơn. Thứ hai, với sản phẩm của chính mình, giảng viên có thể kết hợp vào bài giảng những câu chuyện, trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế của bản thân để chia sẻ với ngƣời học. Điều này sẽ giúp bài giảng trở nên sinh động và cuốn hút hơn. Thứ ba, việc đƣa chính sản phẩm của bản thân vào bài giảng sẽ giúp ngƣời học trực tiếp kiểm định, đánh giá đƣợc năng lực của giảng viên, trợ giảng. Với phƣơng pháp giảng dạy này, “ngƣời học rất ít phải ghi chép mà với mỗi vấn đề, học viên chỉ nghe - xem giảng viên giới thiệu, chỉ dẫn, yêu cầu…để rồi tự mình hoặc cùng nhóm làm ngay tác phẩm báo chí theo chủ đề, thể loại, cách thức vừa đƣợc tiếp thu”[27, 136].

Đặc biệt, ngƣời học đƣợc cấp các tài liệu (hand - out – tờ rơi) khoảng 1- 2 trang, trong đó tổng kết nhƣng điểm căn bản nhất hay những thao tác, kỹ năng quan trọng nhất. Dù là những lời khuyên, nguyên tắc hay thao tác thì cũng nên viết rất ngắn, rõ ràng, cụ thể, chi tiết theo một lối chỉ dẫn để ngƣời học có thể làm theo. Hạn chế việc ghi chép.

- Phƣơng pháp giảng dạy theo đuổi những yêu cầu của ngƣời học: Mặc dù

giảng viên đã sắp đặt tất cả chƣơng trình chi tiết cho khóa học, từng buổi học, giờ

học nhƣng ở mỗi khóa học, giảng viên cần phải đƣa ra mục Những Hy vọng và lo

âu. Tất cả những chia sẻ này đƣợc ghi lên giấy và đƣợc treo ở một tấm bảng suốt

28

vọng và lo lắng để giải quyết vấn đề, giảng dạy theo những yêu cầu chính đáng đó của ngƣời học. “Đến cuối khóa học, giảng viên sẽ dành một buổi để ngƣời học nhìn

lại những Hy vọng và lo âu của mình: điều gì họ đã thỏa mãn, điều gì còn vƣớng

mắc, điều gì sẽ đƣợc giải quyết ở khóa học sau,…”[27, 137] hoặc các giảng viên phải duy trì giờ văn phòng (có mặt ở văn phòng khoảng 3 - 5 giờ trong một tuần để sinh viên có thể gặp nếu họ muốn).

Theo những giảng viên FOJO, khi có mục Những Hy vọng và lo âu sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc: sự căng thẳng của ngƣời học; có những dự tính để tránh những mặt tiêu cực; có đƣợc các chủ đề mở rộng mà bạn cần bổ sung cho khóa học,… “Cố nhiên, những Hy vọng và lo âu ở mỗi khóa học là khác nhau và thật là khó để thỏa mãn hết nhƣng đó cũng là những gì mà giảng viên cần phải đạt đƣợc bằng phƣơng pháp truyền nghề, vốn kiến thức quảng bác, uyên thâm và kinh nghiệm phong phú”

[27, 138].

- Phƣơng pháp giảng dạy bán giảng đƣờng: Là cách dạy một nửa thời gian

trên lớp và một nửa thời gian thực địa. Nếu giờ học lý thuyết quá kéo dài ở trên giảng đƣờng thì hiệu quả học tập chắc chắn sẽ không cao vì nó sẽ mang một hiệu ứng nhàm chán. Và cũng thật là lãng phí nếu chúng ta không tận dụng một “môi trƣờng xã hội” bên ngoài rộng lớn đang chờ đón các bạn sinh viên báo chí. Có thể đó là sự bỡ ngỡ, va vấp, cám dỗ và những “tai nạn” đáng tiếc. Và đó có thể là thách thức khá khắc nghiệt cho những sinh viên báo chí đúng nghĩa. Nhƣng chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác. Chính những trải nghiệm ban đầu đó sẽ giúp ngƣời học kiểm chứng lại những kiến thức ở trên giảng đƣờng, hình thành cho mỗi một cá nhân ngƣời học khả năng nhìn nhận, đánh giá cũng nhƣ khả năng “phản xạ” trƣớc thực tiễn nghề nghiệp. Dần dần, ở họ có một “con ngƣời của nghề nghiệp” đang phát triển và trƣởng thành hơn. Để có đƣợc điều này, các nhà đào tạo phải biết khai thác tối đa trí tuệ và kinh nghiệm của đồng nghiệp để truyền thụ, tận dụng tối đa thiết bị, phƣơng tiện máy móc ở studio Nhà trƣờng hoặc ở các cơ quan báo chí để tiến hành thực hành, tác nghiệp.

Đặc biệt , với đặc thù học để làm nghề nên sinh viên sớm tiếp cận với môi trƣờng tác nghiệp là điều cần thiết. Bởi vậy, trong chƣơng trình giảng dạy, 2/3 thời

29

lƣợng chƣơng trình ƣu tiên cho thực hành, bƣớc đầu hình thành những thao tác, kỹ năng cơ bản cho ngƣời học. Tại Đại học Lille (Pháp), phƣơng pháp chủ yếu của họ là thực hành. Sinh viên phải thực tập liên tục. Hầu nhƣ họ đƣợc đƣa đi cơ sở và hẹn giờ có sản phẩm. Nếu giờ đó không có sản phẩm thì không đƣợc chấm điểm bài viết. Đó là áp lực và kỷ luật của công việc làm báo mà ngƣời học phải làm quen từ rất sớm. Cách thức này cũng đƣợc một số tòa soạn hiện nay áp dụng trong việc tuyển chọn phóng viên. Báo Hà Nội mới những năm gần đây đều đƣa phóng viên thử việc đến những cơ sở không đƣợc báo trƣớc để tìm đề tài, khai thác thông tin và trở lại phòng thi để viết bài. Đó là những dạng “bài tập” có thật trong thực tế. Nếu không, nhà đào tạo cũng có hệ thống bài tập thực hành trực quan để hình thành khả năng phán đoán, tƣ duy và phản xạ trƣớc thực tiễn nghề nghiệp.

Thông qua hệ thống các bài tập thực hành trực quan, cụ thể, ngƣời dạy sẽ cho ngƣời học biết cách làm báo hiện đại chứ không dạy cho họ về báo và biết làm báo. Do đó, hệ thống bài tập ở đây đƣợc chuẩn bị rất kỹ càng từ mục đích bài tập đến cách thức tổ chức bài tập và những phƣơng thức phụ trợ (giấy, bút dạ, ghim,…). Đó có thể là những bài giúp sinh viên nhận ra cách làm cụ thể đối với một tin, bài cụ thể về một chủ đề/ đề tài cụ thể song cũng có thể những bài tập huấn luyện cho ngƣời học biết cách quan sát, phê phán, đánh giá,…lại có những bài tập mà học viên thực hành chúng cũng đồng thời tăng bầu không khí thoải mái, thân thiện và dễ chịu…

Với những bài tập dạng này, trợ giảng sẽ tổ chức, điều hành và hƣớng dẫn ngƣời học. Sau khi hoàn thành, sinh viên tự mình hoặc thay mặt nhóm trình bày kết quả. Giảng viên và trợ giảng đều phải lắng nghe, ghi chép cẩn thận để tiến hành đánh giá, nhận xét. Cần lƣu ý, “những đánh giá, nhận xét của giảng viên hoặc trợ

giảng thƣờng nghiêng về phía khích lệ, gợi mở và kích thích sự sáng tạo” [27, 144],

rút ra bài học cho mình qua những kết luận. Tất nhiên, những kết luận đƣa ra ở đây là những kết luận tích cực, có đƣợc nhờ sự tham gia tích cực chứ không phải là những kết luận tĩnh nằm sẵn trong bài giảng. Với cách làm việc nhƣ vậy sẽ giúp cho không khí buổi học không quá căng thẳng, nặng nề.

30

Với hàng loạt những bài tập từ dễ đến khó nhƣ vậy đã rèn luyện cho ngƣời học đƣợc kỹ năng trong từng công việc cụ thể nhƣ: lựa chọn sự kiện để viết tin, cách đánh giá sự kiện, cách thu thập thông tin, cách phỏng vấn, cách viết tin,…

Ở những lớp học báo chí, ngƣời dạy và ngƣời học nên đề cao mối quan hệ thầy - trò dân chủ, bình đẳng. Giảng viên luôn tận tụy truyền đạt bằng lối dạy hấp dẫn, thuyết phục, nhẹ nhàng để ngƣời học tiếp thu dễ dàng theo cách của họ. Ở đây không có sự áp đặt và sự buộc nhiên thừa nhận hay chấp nhận. Những nhận xét, đánh giá của giảng viên sau phần trình bày bài tập hoặc thảo luận,…đều là những đánh giá dựa trên sự lắng nghe, ghi chép cẩn thận và sự quan sát tinh tế. Đặc biệt, hầu hết những nhận xét của giảng viên đều phải mang tính gợi mở, khích lệ và kích thích sự sáng tạo của ngƣời học.

Đối với những bài tập thực hành, giảng viên nên trực tiếp trao đổi, hƣớng dẫn hoặc gợi mở để họ tự tin hơn trong khi thực hiện. Chờ đợi - khuyến khích - tạo cơ hội - đó là phƣơng châm để ngƣời dạy nhận sự phản hồi từ ngƣời học. Đó là điều hết sức quý giá để chúng ta biết trong đầu ngƣời học có gì, nghĩ gì. Biết đâu với cách nghĩ, cách lập luận của họ sẽ nảy sinh những đề tài thảo luận sôi nổi, thú vị cho cả lớp trong mƣơi phút. Sẽ có nhiều sinh viên Việt Nam đã quen với cách dạy truyền thống thƣờng đánh giá, nhận xét phƣơng pháp dạy của giảng viên dạy theo kiểu này là đi hơi quá đà nhƣng theo quan điểm của chúng tôi, với những ngƣời học báo chí, định hƣớng và chia sẻ quan điểm, tƣ tƣởng trƣớc một vấn đề, sự kiện là rất cần thiết và thú vị. Tất nhiên, chúng ta sẽ chế định nó trong thời gian mƣơi phút để khỏi ảnh hƣởng lộ trình chung của bài học.

Luôn tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái của lớp luôn là ƣu tiên, chú ý của ngƣời dạy. Có thể là một chút quan tâm về tâm trạng, những lo lắng cho ngày hôm nay hay những quan tâm vào ngày hôm nay,…Đôi lúc, khuấy động những tính cách “hài hƣớc vốn có” của một ai đó trong lớp để tạo ra một tiếng cƣời, một sự chú ý cũng là cách giảm đi không khí trầm lắng hoặc căng thẳng. “Bầu không khí sôi động nhất của lớp là lúc làm bài tập thực hành và thảo luận, tranh luận với việc “đóng vai” các vị trí trong tòa soạn: Tổng biên tập, thƣ ký tòa soạn, biên tập viên,

31

Giữa các nhóm luôn có sự cạnh tranh để giành đƣợc những phần quà từ các nhóm khác hoặc từ phía giảng viên. Với không khí của lớp học nhƣ vậy nên những sinh viên đƣợc coi nhƣ là rụt rè nhất, họ cũng đã hòa nhập và mạnh dạn hơn. Có một điều mà chúng tôi quan sát, kiểm nghiệm là gần nhƣ tất cả những sinh viên đã ngồi ở giảng đƣờng, họ có sẵn những tố chất, năng lực tiềm năng nhất định nào đó mà những ngƣời thầy, ngƣời cô chúng ta cần khơi gợi cũng nhƣ uốn nắn để họ có sự tự tin trong việc hoàn thiện, phát triển và khẳng định bản thân. Điều đó sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu chúng ta tạo đƣợc bầu không khí vui vẻ, thoải mái và hết sức bình đẳng nhƣ thế này. Thay vì chỉ trích, tạo áp lực cho ngƣời học, chúng ta nên động viên, khuyến khích và luôn sẵn sàng hợp tác với ngƣời học. Trƣớc hết, chúng ta phải tạo ra đƣợc niềm tin ở bản thân ngƣời học và niềm tin của họ dành cho ngƣời dạy. Sau đó, giảng viên từng bƣớc đƣa ngƣời học gần với những nấc thang kiến thức cần đạt của bài học với những kết quả hết sức bất ngờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo PGS.TS Vũ Quang Hào, để có những điều trên, đòi hỏi những ngƣời đứng lớp phải có cách tổ chức dạy nhƣ sau:

- Cách dạy sáng tạo: Mỗi buổi lên lớp bắt đầu với một chiêu trò mới với những câu hỏi, tình huống, thay đổi vấn đề, lật ngƣợc vấn đề,…Với cách làm nhƣ thế, ngƣời học sẽ luôn chú ý và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Họ sẽ thấy thú vị nếu mình đƣợc cùng tham gia và trải nghiệm.

- Cách dạy truyền nghề: Dùng truyền thông dạy truyền thông. Tức là, lấy những sản phẩm của truyền thông (tin, bài, ảnh hoặc đoạn audio, video,…) để làm phƣơng tiện dạy và học. Cho ngƣời học hiểu rõ chuyện “đằng trƣớc, bên trong và đằng sau” tờ báo, chƣơng trình phát sóng là cái gì? Nhƣ thế nào? Tại sao? Để làm gì? Và phải làm gì để có những sản phẩm nhƣ thế? Mặt khác, chúng ta dạy cho ngƣời học cách làm một tin, bài, ảnh, chƣơng trình phát sóng mà qua đó, học viên tự rút ra những kiến thức, kỹ năng, thái độ cho mình. Ở một trình độ cao hơn, chúng ta huấn luyện họ có những khả năng phân tích, đánh giá tổng hợp; tƣ duy sáng tạo, năng động,…Điều đó thật là thú vị và bổ ích nếu chúng ta tiếp cận với lối dạy bán giảng đƣờng, lối dạy phi giáo án, lối dạy theo đuổi những yêu cầu của ngƣời học; gắn với những kiến thức, câu chuyện, trải nghiệm làm nghề của chính giảng viên, trợ giảng

32

và chính đời sống thực tiễn báo chí vô cùng phong phú và sinh động đang diễn ra bên ngoài.

- Cách dạy mềm mại: Giảng viên, trợ giảng phải luôn định hƣớng, giúp đỡ ngƣời học. Chính họ là ngƣời trực tiếp cùng học viên sáng tạo ra những sản phẩm báo chí hoặc là có sự kết hợp linh động, bổ trợ cho nhau giữa các thành viên trong lớp, giữa các nhóm với nhau. Đây cũng là cách dạy, cách học hỏi lẫn nhau để tăng cƣờng sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp cũng nhƣ trau dồi khả năng làm việc nhóm, khả năng làm việc trong môi trƣờng tập thể của từng cá nhân - điều rất quan trọng trong nghề báo vì sản phẩm báo chí là sản phẩm của tập thể. Biết phát huy lợi thế của từng cá nhân trong lớp và chính cá nhân đó sẽ thay giảng viên, trợ giảng truyền đạt hoặc chia sẻ cũng là một điều mới lạ, tạo tâm lý ngƣỡng mộ, phấn đấu, vƣơn lên của ngƣời học. Qua đó, tạo môi trƣờng cho ngƣời học khả năng tự lập, tự khẳng định chính mình trƣớc những hoàn cảnh, tình thế mà họ chƣa bao giờ nghĩ đến hoặc sẽ đối mặt trong tƣơng lai gần.

Một phần của tài liệu Đề xuất phương pháp mới cho đào tạo cử nhân báo chí chính quy ở việt nam (Trang 31)