Đặc điểm của các phƣơng pháp trong đào tạo báo chí

Một phần của tài liệu Đề xuất phương pháp mới cho đào tạo cử nhân báo chí chính quy ở việt nam (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.Đặc điểm của các phƣơng pháp trong đào tạo báo chí

Để có thể xác định đƣợc những đặc điểm cơ bản của phƣơng pháp đào tạo báo chí trong hoạt động giáo dục, cần căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, đặc điểm của Nhà trƣờng đại học; căn cứ vào bản chất của quá trình đào tạo đại học và chức năng của phƣơng pháp đào tạo đại học. Trên cơ sở đó, có thể nêu lên một số đặc điểm chính sau của phƣơng pháp đào tạo báo chí:

23

- Phƣơng pháp đào tạo thƣờng mang dấu ấn cá nhân của ngƣời giảng dạy. Cùng một nội dung giảng dạy nhƣng phƣơng pháp, phong cách giảng dạy khác

nhau ở mỗi ngƣời sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Theo Th.S Phan Thanh Hằng5

(giảng viên thỉnh giảng báo chí, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng) cho biết: “Đối với sinh viên báo chí chính quy, bản thân họ chƣa hình dung ra công việc trên thực tế nên dấu ấn của ngƣời thầy là quan trọng khi gợi mở, hƣớng dẫn thực tế”. Và dấu ấn của ngƣời giảng viên về phƣơng pháp phải phù hợp với đối tƣợng lên lớp. Ví nhƣ với học viên hệ tại chức (hệ vừa học vừa làm), họ là những ngƣời qua thực tế báo chí, tự học nghề là chủ yếu nên thƣờng mang tâm lý chủ quan, bảo thủ. Nếu giảng viên tỏ ra lạc hậu, thiếu thực tế thì rất dễ bị coi thƣờng.

- Phƣơng pháp đào tạo báo chí cần có s ự thống nhất về mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo. Nếu không có sự thống nhất hoặc thiếu sự đồng bộ tƣơng thích giữa mục tiêu, chƣơng trình đào tạo, đối tƣợng đào tạo, thời gian đào tạo thì sẽ không có một phƣơng pháp đào tạo nhất quán và khoa học.

- Phƣơng pháp đào tạo gắn liền với đặc trƣng nghề nghiệp báo chí. Ở mỗi ngành nghề đào tạo thì gắn với một phƣơng pháp đào tạo đặc thù bởi mỗi ngành nghề, xã hội đều có những yêu cầu, nhu cầu khác nhau. Trong nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa, sự chuyển giao công nghệ đào tạo ở mỗi ngành nghề đã tạo ra một động lực lớn để các cơ sở đào tạo phải thay đổi chính mình theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện điều này, không gì khác hơn là mỗi phƣơng pháp đào tạo phải gắn liền với thực tiễn xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ và nắm bắt đƣợc, dự báo đƣợc những xu thế đào tạo trong tƣơng lai.

- Phƣơng pháp đào tạo rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm của bộ môn, điều kiện, phƣơng tiện dạy học.

Mỗi phƣơng pháp đào tạo có những ƣu, nhƣợc điểm riêng. Phƣơng pháp đào tạo khác nhau sẽ cho ra sản phẩm đào tạo khác nhau. Ƣu, nhƣợc điểm của mỗi phƣơng pháp đào tạo không hẳn là ở chính mỗi phƣơng pháp đào tạo mà do thời

24

điểm lịch sử, bối cảnh xã hội qui định. Do đó phƣơng pháp đào tạo sau thƣờng tiến bộ hơn phƣơng pháp đào tạo trƣớc đó, giữa các phƣơng pháp có tính kế thừa nhau. Do đó khi đề xuất một phƣơng pháp đào tạo mới không có nghĩa là xóa bỏ, phủ định các phƣơng pháp đào tạo trƣớc đó mà kế thừa, cải tiến một số nội dung hoặc hình thức hoă ̣c cả hai của phƣơng pháp đào tạo đó mà thôi.

Phƣơng pháp đào tạo có thể “đóng gói” thành “công nghệ đào tạo” để chuyển giao cho các cơ sở đào tạo. Nếu mô ̣t phƣơng pháp đào ta ̣o đƣợc thƣ̣c hiê ̣n thí điểm và đánh giá thành công thì việc triển khai giữa các vùng mi ền, giữa các quốc gia trở thành một xu thế tất yếu và phổ biến hơn bao giờ hết khi mà giáo dục trở thành một dịch vụ hàng hóa, có cung và có cầu; xã hội, ngƣời học ngày càng đòi hỏi cao ở các nhà đào tạo. Tất nhiên, việc triển khai, áp dụng các phƣơng pháp đào tạo ở mỗi cơ sở đào tạo phụ thuộc rất lớn về cơ sở vật chất, đội ngũ (số lƣợng, trình độ), đối tƣợng áp dụng,…

Một phần của tài liệu Đề xuất phương pháp mới cho đào tạo cử nhân báo chí chính quy ở việt nam (Trang 27)