Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 32)

- Mục tiêu (1): Dựa vào số liệu thứ cấp từ ngân hàng cung cấp, vận dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối, phương pháp tỷ trọng để thấy tình hình tăng, giảm chỉ tiêu qua từng năm.

- Công thức:

+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: ∆y = y1 – y0

Trong đó:

y0 là chỉ tiêu năm trước

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân = x 100% 2

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay

20

y1 là chỉ tiêu năm sau

∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế + Phương pháp so sánh bằng số tương đối:

Trong đó:

y0 là chỉ tiêu năm trước y1 là chỉ tiêu năm sau

∆y biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế

- Mục tiêu (2): Sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính như: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ xấu theo kỳ hạn và theo chủ thể vay, chỉ tiêu tổng dư nợ/vốn huy động, hệ số thu nợ, chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ, chỉ tiêu vòng quay tín dụng,... để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ.

- Mục tiêu (3): Dựa vào kết quả phân tích sử dụng phương pháp suy luận để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

y1 – y0

∆y = x 100% y0

21

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 Giới thiệu khái quát về VAB Cần Thơ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM ASIA COMMERCIAL BANK - Tên viết tắt: VAB

- Trụ sở chính: 119 – 121 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Website: www.vietabank.com.vn

Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty cổ phần tài chính Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng theo Quyết định số 12/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước và Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001665 ngày 19/6/2003. Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án ...

Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó, chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống...

Ngân hàng Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận lợi . Đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phương châm: “SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA KHÁCH HÀNG - LÀ THÀNH ĐẠT CỦA NGÂN HÀNG VIỆT Á”.

Ngân hàng Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ

22

ngân hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các qui chế của ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường.

Kể từ ngày thành lập đến nay Ngân hàng Việt Á phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động, Ngân hàng Việt Áđã nhanh chóng mở rộng thị phần tạo ra lợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường còn bỏ ngõ và nâng cao uy tín thương hiệu của mình. Trong đó, việc thành lập Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ theo quyết định số 122/NHNN-CNH ngày 27/10/2004 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 12/01/2005 tại địa chỉ: Số 95 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ với mục tiêu làm đầu tàu để thành lập các chi nhánh khác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đến ngày 17/12/2008, VABCT đã thay đổi địa chỉ hoạt động kinh doanh: Số 04 Phan Văn Trị, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

Qua 8 năm hoạt động VABCT đã tạo được uy tín, chất lượng trên địa bàn TP Cần Thơ để đáp lại sự tín nhiệm của khách hàng VABCT đã mở rộng mạng lưới hoạt động với 7 phòng giao dịch gồm: Phòng giao dịch An Nghiệp, Phòng giao dịch Bình Thủy, Phòng giao dịch Phú An, Phòng giao dịch Ninh Kiều, Phòng giao dịch Thốt Nốt, Phòng giao dịch Cái Răng và Phòng giao dịch Thới Long để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng giao dịch với VABCT. Đối tượng khách hàng truyền thống của VABCT là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp, chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ cá nhân với định hướng sẽ trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu khu vực với phương châm “ Hiệu quả - An toàn – Bền vững”.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của những diễn biến phức tạp về tình hình giá cả và những thay đổi về lãi suất trên thị trường cũng như môi trường cạnh tranh trong ngân hàng ngày càng gay gắt. Với sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của Ban Giám đốc và sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên, hoạt động kinh doanh của VABCT đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc dự báo biến động lãi suất thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm, tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng đến giao dịch.

Các hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính chuyên nghiệp và chất lượng cao. Những hoạt động này VABCT sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu

23

của khách hàng nhờ vào khả năng cho vay, khả năng thanh toán, mở rộng hạn mức tín dụng...

Bên cạnh đó, ngân hàng còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả tín dụng bên cạnh tạo sự tin cậy ngày càng cao hơn đối với khách hàng, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, mạng lưới và chức năng hoạt động còn hạn chế, nhưng với sự quản lý và sự chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc bên cạnh là sự điều hành sáng tạo, sâu sát của Ban Tổng Giám đốc và nhất là sự lao động nhiệt tình với kỹ năng ngày càng nâng cao của toàn thể nhân viên VABCT đã đạt được hiệu quả kinh doanh theo đúng kế hoạch đề ra.

3.1.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh

Thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng có liên quan đến từng nghiệp vụ.

Tổ chức công tác hoạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng.

 Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

 Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu củađịa bàn hoạt động.

 Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng phát triển chung của khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ.

 Tổ chức công tác hành chánh quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị thực hiện theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất.

3.2. Bộ máy quản lý

24

Có thể nói một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của một ngân hàng đó là việc tổ chức nhân sự. Trong công tác tổ chức, Ban Giám đốc rất quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt các cán bộ có năng lực, đúng người đúng việc, đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Nhất là trong điều kiện thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt thì việc tổ chức một đội ngũ cán bộ có trình độ cao là rất cần thiết, đó sẽ là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng.

Tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ được trình bày ở hình 3.1.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VAB Cần Thơ

3.2.2. Chức năng các phòng ban

Ban Giám đốc

Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của VABCT, phê duyệt cấp tín dụng trong giới hạn ủy quyền của Hội đồng quản trị.

Giám đốc chi nhánh là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng Giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Hội đồng quản trị ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho các cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng phải chịu trách nhiệm về kết quả do người ủy quyền thực hiện. BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG KẾ TOÁN & DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG TỔ NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

25

Phó Giám đốc chi nhánh có chức năng giúp đỡ Giám đốc điều hành hoạt động chi nhánh theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc.

Phòng Hành chánh – Quản trị

Quản lý văn thư, lễ tân, mua sắm, bảo dưỡng tài sản, đảm bảo an ninh, môi trường công sở, xây dựng cơ chế làm việc, chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm theo quy định và chăm lo đời sống cho nhân viên.

Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng

Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, hoạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.

Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế hoạch thu chi quyết toán tiền lương với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban Giám đốc phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, hàng ngày thực hiện các báo cáo cho NHNN theo quy định.

Tổ Ngân quỹ

Tổ ngân quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn cho kho quỹ, thực hiện các quy định quy chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường. Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá. Cuối ngày phải đối chiếu tiền mặt và sổ sách, điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện báo cáo theo quy định.

Phòng QHKH Cá nhân + Phòng QHKH Doanh nghiệp

Tham gia xây dựng phương án kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, và giải quyết hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên lãnh đạo duyệt. Theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn, đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn, chuyển nợ quá hạn.

26

Phòng giao dịch

Chức năng hoạt động của phòng giao dịch tương tự như của một chi nhánh nhưng với qui mô nhỏ hơn, chịu sự quản lý của Ban giám đốc chi nhánh.

Các phòng giao dịch được phép thực hiện tất cả các giao dịch trong hạn mức được cấp. Khi vượt hạn mức phán quyết thì phòng giao dịch phải trình về chi nhánh để Ban Giám đốc xem xét, giải quyết.

3.2.3. Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh

Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn theo các hình thức: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước.

Nghiệp vụ tín dụng: Cho vay ngắn, trung, dài hạn, chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá.

Nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng.

Dịch vụ chuyển tiền Western Union: Chuyển tiền trong nước, chuyển tiền trong cùng và ngoài hệ thống, chuyển tiền ngân hàng liên kết dịch vụ, chuyển tiền trong và ngoài nước.

Dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Cổng thanh toán trực tuyến,...

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ - vàng.

Các nghiệp vụ ngân hàng khác: làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, cung cấp các dịch vụ về đầu tư,...

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 2010 đến tháng 6 năm 2013

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu chi và mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng như bất kỳ tổ chức kinh doanh nào khác việc tạo ra lợi nhuận là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng. Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tạo ra lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro thấp nhất. Qua hơn 3 năm (từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013), ngân hàng phải hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn

27

biến phức tạp, kinh tế trong nước chưa phát triển ổn định và chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài, đối mặt với nhiều khó khăn thách thức bởi áp lực biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng.

VAB Cần Thơ là một trong những ngân hàng trẻ trong khu vực, chỉ mới thành lập hơn 8 năm nay. Chính vì thế mà khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong vùng đặc biệt là các ngân hàng ra đời từ rất lâu, quy mô hoạt động còn rất hạn chế. Vì vậy, đây chính là áp lực rất lớn đối với toàn thể cán bộ lãnh đạo và công nhân viên của VAB trong việc hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao phó và gầy dựng uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, áp lực này cũng chính là một động lực để thúc đẩy VAB không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra.

Từ năm 2010 đến hết quý II năm 2013 VAB Cần Thơ phải đối mặt với nhiều thách thức bởi áp lực biến động tỷ giá và lãi suất. Đây là một hệ luỵ của lạm phát gia tăng, chính sách tiền tệ và sự gia tăng các tỷ lệ an toàn đã làm ảnh

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)