Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 55)

Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ cũng không kém phần quan trọng, vì có thu được nợ và lãi thì mới bảo toàn được vốn nhằm bù đắp các chi phí và đạt kế hoạch lợi nhuận. Do vậy, công tác thu hồi nợ cần được quan tâm đúng mức trong hoạt động tín dụng, điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn vào khâu đầu tiên này.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

* Doanh số thu nợ ngắn hạn

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 liên tục giảm. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) trong tổng doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao vì thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng tái đầu tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn là 1.882.772 triệu đồng, chiếm 96,86% trong tổng doanh số thu nợ, giảm 232.003 triệu đồng so với năm 2010, ứng với tốc độ giảm là 10,97%. Sang năm 2012, doanh số này chỉ đạt 631.229 triệu đồng, giảm 66,47% so với năm 2011, tương đương giảm 1.251.543 triệu đồng. Đến hết quý II năm 2013 khoản thu nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng chỉ bằng 80,58% cùng kỳ năm 2012. Các khoản tín dụng thu về còn hạn chế do khách hàng không trả nợ đúng hạn bởi họ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá dầu thô trên thế giới tăng cao, đẩy giá nguyên vật liệu trong nước tăng theo nhưng giảm chậm, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn gặp không ít khó khăn, kinh doanh ế ẩm, doanh số bán hàng giảm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công. Doanh nghiệp khó khăn, ngân hàng thu nợ cũng không được thuận lợi, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, hệ số thu nợ giảm. Để thấy được doanh số thu nợ theo kỳ hạn tại ngân hàng trong hơn 3 năm qua tại chi nhánh Cần Thơ như thế nào ta cần đi sâu vào phân tích bảng 4.4.

43

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 của VAB Cần Thơ

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng ĐN 2012 6 tháng ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng ĐN 2013/ 6 tháng ĐN 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 2.114.775 1.882.772 631.229 421.133 339.365 (232.003) (10,97) (1.251.543) (66,47) (81.768) (19,42)

Trung dài hạn 107.775 61.040 56.020 24.757 18.671 (46.735) (43,36) (5.020) (8,22) (6.086) (24,58)

Tổng DSTN 2.222.550 1.943.812 687.249 445.890 358.036 (278.738) (12,54) (1.256.563) (64,64) (87.854) (19,70)

44

* Doanh số thu nợ trung dài hạn

Đối với VAB Cần Thơ, trong thời gian qua thì doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ (chưa đến 9%) trên tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, có tốc độ tăng trưởng không ổn định và giảm dần qua các năm. Năm 2011 doanh số thu nợ trung dài hạn giảm đáng kể so với năm 2010, giảm đến 43,36%. Sang năm 2012, doanh số thu nợ này có giảm nhưng không nhiều so với năm 2011, chỉ giảm 8,22% so với năm 2011, tức là thu được 56.020 triệu đồng. Tính đến hết tháng 6 năm 2013 ngân hàng chỉ thu được 18.671 triệu đồng, giảm 24,58% so với cùng kỳ năm 2012. Bởi vì cho vay trung dài hạn có thời hạn dài nên thời gian thu hồi vốn chậm nhưng con số giảm này không đáng kể, chỉ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số thu nợ và nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần chú trọng công tác thẩm định, phân loại tín dụng, theo dõi, đôn đốc, nhắc nợ, cán bộ tín dụng tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp thời khi đến hạn, đặc biệt là các món nợ trung và dài hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

4.2.2.2 Doanh s thu nợ theo chủ thể vay

Để công tác thu nợ được tốt hơn, ngoài việc phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn tín dụng thì việc phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế cũng thật sự cần thiết, nhằm thấy được đối tượng nào có tình trạng nợ quá hạn cao để có biện pháp thu hồi và khắc phục một cách hiệu quả.

* Kinh tế cá thể

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy, cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ chủ thể vay kinh tế cá thể của VAB Cần Thơ giảm qua các năm và doanh số thu nợ kinh tế cá thể cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ, cho thấy cho vay dân cư chiếm vị thế hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian này. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt khá cao 1.624.278 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 giảm 10,98% so với năm 2010 còn 1.445.907 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số này giảm mạnh xuống 63,09% so với năm 2011, còn 533.661 triệu đồng. Tuy nhiên bước sang nửa đầu năm nay thu nợ chủ thể vay này giảm nhẹ 4,02% so với 6 tháng đầu năm 2012, tức thu được 330.673 triệu đồng (6 tháng đầu năm 2012 thu được 317.890 triệu đồng). Mặc dù doanh số thu nợ chủ thể vay kinh tế cá thể có giảm qua các năm nhưng tỷ trọng thu nợ chủ thể này ngày càng chiếm tỷ trọng cao do các khoản cho vay phát sinh

45

ở những năm trước đã đến hạn trả nợ. Mặt khác, do cán bộ tín dụng đã tăng cường hoạt động thu hồi nợ và tuy khách hàng có gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn tìm cách để trả nợ nhằm giữ uy tín với ngân hàng.

* Kinh tế tập thể

Do doanh số cho vay chủ thể kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các chủ thể vay nên doanh số thu nợ chủ thể này cũng ở mức thấp. Năm 2010 chi nhánh chỉ thu được 45 triệu đồng, sang năm 2011 tăng đột biến lên 4.321 triệu đồng. Do kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư nên hoạt động thu nợ chưa được khả quan. Đến năm 2011, tốc độ thu hồi những khoản vay này tăng lên đáng kể, tăng 95 lần so với năm 2010, đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sư quản lý, chỉ đạo của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực hết mình của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Đồng thời, về phía khách hàng thì đa số khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết, có ý thức trong việc trả lãi và vốn gốc đúng hạn. Bên cạnh đó, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nói chung cũng đạt được kết quả khả quan hơn nên việc xoay trở đồng vốn để trả cho ngân hàng cũng hiệu quả hơn. Sang năm 2012, doanh số thu nợ giảm còn 682 triệu đồng, giảm 84,22% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ là không có. Nguyên nhân của sự sụt giảm đáng kể này một phần là do trong 2012 đến nay chi nhánh không còn cho vay thành phần kinh tế này, bên cạnh đó, do một bộ phận khách hàng kinh doanh không hiệu quả trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả không ổn định dẫn đến nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho thu nhập giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, cũng do doanh số cho vay chủ thể này thấp nên doanh số thu nợ cũng thấp theo.

Doanh số thu nợ theo chủ thể vay tại ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.5 sau:

46

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo chủ thể vay từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 của VAB Cần Thơ

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng ĐN 2012 6 tháng ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng ĐN 2013/ 6 tháng ĐN 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp 598.227 493.584 152.906 127.437 27.363 (104.643) (17,49) (340.678) (69,02) (100.074) (78,53)

Kinh tế tập thể 45 4.321 682 563 0 4.276 9.502,22 (3.639) (84,22) (563) (100,00)

Kinh tế cá thể 1.624.278 1.445.907 533.661 317.890 330.673 (178.371) (10,98) (912.246) (63,09) 12.783 4,02

Tổng DSTN 2.222.550 1.943.812 687.249 445.890 358.036 (278.738) (12,54) (1.256.563) (64,64) (87.854) (19,70)

47

* Doanh nghiệp

Nhìn vào bảng số liệu 4.5 ta thấy doanh số thu nợ thành phần kinh tế này liên tục giảm. Năm 2011 thu được 493.584 triệu đồng, giảm 17,49% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số này chỉ đạt 152.906 triệu đồng, giảm 340.678 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 69,02%. Doanh số thu nợ doanh nghiệp tính đến hết quý II năm nay cũng chỉ bằng 21,47% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 là năm chứng khiến hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh vì chi phí đầu vào tăng cao, sản phẩm tiêu thụ thấp do người dân thắt chặt chi tiêu, mặc dù cán bộ tín dụng đã thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn nhưng chỉ thu được một phần. Ngoài ra, khách hàng thuộc chủ thể vaynày đa số là những doanh nghiệp tư nhân có quy mô sản xuất tương đối nhỏ, tiềm lực vốn không mạnh nên họ rất dè chừng trước những biến động của thị trường khiến cho việc kinh doanh tạm thời bị chậm lại dẫn đến việc trả nợ ngân hàng không được tuân thủ tốt làm cho doanh số thu nợ giảm xuống.

Bất cứ ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá đúng khách hàng, còn phải tiến hành thu nợ một cách tốt nhất nhằm tránh rủi ro. Cho nên doanh số cho vay là điều kiện cần còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động được duy trì và phát triển. Trong giai đoạn này nếu thu nợ bị đứt đoạn thì công việc cho vay khó có thể được tiếp tục trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)