Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng phải tuân thủ các quy định sau (Thái Văn Đại, 2010):
13
2.1.3.1. Nguyên tắc tín dụng
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc này tiền vay phải sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được vay trình bày với ngân hàng và được ngân hàng cho vay chấp nhận. Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay.
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Như ta đã biết, ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng cũng là lợi nhuận và có được từ các khoản đầu tư – tín dụng. Một ngân hàng không thể tồn tại nếu các khoản cho vay của mình chỉ thu về được gốc hoặc chỉ có tiền lãi vì vốn mà Ngân hàng sử dụng cho vay cũng là nguồn vốn ngân hàng đi vay, phải trả lãi. Như vậy, việc tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo tạo điều kiện vật chất để Ngân hàng tồn tại và phát triển là có thể thu về gốc và lãi sau thời gian cấp tín dụng cho khách hàng.
2.1.3.2 Điều kiện cấp tín dụng
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc ngân hàng nhà nước.
14
2.1.3.3. Đối tượng cấp tín dụng
Đối tượng mà Ngân hàng cho vay là những chi phí vốn cần thiết để cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nào đó.
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, đầu tư, phát triển.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.
Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu, VAT) - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác
- Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
Người đi vay có thể vay cho nhiều đối tượng khác nhau tại cùng một thời điểm ở một hay nhiều ngân hàng khác. Trong một số trường hợp một đối tượng của một người vay có thể được nhiều Ngân hàng cùng cho vay dưới hình thức đồng tài trợ (cho vay hợp vốn).
2.1.3.4. Thời hạn tín dụng
Là khoảng thời gian mà người vay được quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng được tính từ khi khách hàng bắt đầu rút khoản vay đầu tiên cho đến hết thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng.
Các loại thời hạn tín dụng được định nghĩa như sau:
- Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng.
Thông thường trong cho vay ngắn hạn, việc giải ngân có thể thực hiện một lần và khách hàng được trả nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. Nhưng trong cho
15
vay trung và dài hạn số tiền vay thường lớn nên được giải ngân nhiều lần phù hợp với tiến độ thi công của dự án. Cũng chính vì số tiền vay lớn nên khi trả nợ vay ngân hàng cũng không yêu cầu khách hàng trả một lần mà có thể trả thành nhiều kỳ.
2.1.3.5. Hạn mức tín dụng
Là số tiền tối đa mà Ngân hàng có thể cho khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Mức cho vay thông thường không quá 70% giá trị tài sản.
- Đối với tài sản là kim khí, đá quý: Mức cho vay không quá 80% giá trị tài sản đã được xác định.
- Đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có).
- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn.