2013
Bên cạnh huy động vốn thì ngân hàng cũng có chính sách hợp lý trong việc sử dụng vốn để mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động kinh doanh của mình. Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho kinh tế địa phương phát triển bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Trong thời gian qua, lĩnh vực hoạtđộng chủ yếu của VAB Cần Thơ là đầu tư cho vay, có thể xem đây là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi VAB Cần Thơ không những chú trọng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng mà còn phải quản lý chặt chẽ hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Để tìm hiểu tình hình tín dụng chung của ngân hàng ta sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
36
4.2.1 Doanh số cho vay
Qua bảng 4.2, nhìn chung qua hơn ba năm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay của ngân hàng liên tục giảm, trong đó năm 2011 giảm 821.754 triệu đồng (tức 35,18%) so với năm 2010, đến năm 2012 giảm 896.196 triệu đồng, tương đương giảm 59,20% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay trong năm 2010 cao hơn năm 2011 và 2012 là có sự ảnh hưởng trước đó về thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng đã thực hiện theo chương trình kích cầu của Chính Phủ theo quyết định 131/QĐ – TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh và quyết định 497/QĐ – TTg, theo đó mà Nhà Nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất cho nông dân mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay tiêu dùng ngắn và trung hạn. Trong năm 2011, để kiềm chế lạm phát Chính phủ ta đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho lãi suất cho vay tăng cao, người vay mất khả năng trả nợ cho ngânhàng, trước tình hình đó VABCT đã chủ động hạn chế cho vay nhằm hạn chế rủi ro khách hàng không trả được nợ đồng thời tăng tính thanh khoản cho toàn hệ thống. Từ năm 2012 đến nay nền kinh tế nước ta vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn ở năm 2011, tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến phức tạp hơn, lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ, hàng tồn kho nhiều, chi phí sản xuất tăng làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ phải ngưng sản xuất hoặc đóng cửa, ngân hàng tiếp tục thực hiện hạn chế cho vay và cân nhắc cẩn trọng hơn trước các quyết định cho vay nên doanh số cho vay tiếp tục giảm. Hiện nay, bối cảnh kinh tế thế giới đã có những chuyển biến thuận lợi, các chỉ báo kinh tế trái chiều cho thấy kinh tế Việt Nam dường như đang có những dấu hiệu hồi phục đầu tiên nhưng với tốc độ chậm và viễn cảnh còn khá mong manh nên doanh số cho vay 6 tháng đầu năm của ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn
* Doanh số cho vay ngắn hạn
Nhìn vào bảng số liệu 4.2 ta thấy, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Khách hàng vay vốn ngắn hạn là để bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm của các món vay này là có vòng quay vốn nhanh ngân hàng dễ dàng hơn trong kiểm soát rủi
37
ro. Thêm vào đó, vay ngắn hạn thì người vay trả chi phí vay sẽ thấp hơn so với trung dài hạn, chính vì vậy mà doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ vượt trội so với doanh số cho vay trung dài hạn. Qua bảng 4.2 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay của chi nhánh (trên 90%) qua các năm. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt được là 2.281.538 triệu đồng, chiếm 97,68% doanh số cho vay. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn giảm 805.336 triệu đồng tương đương giảm 35,30% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số này tiếp tục giảm 875.788 triệu đồng, tức chỉ bằng 40,67% năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn cũng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 24.490 triệu đồng, tương đương giảm 11,23%. Từ năm 2012 đến nay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, VAB đã điều chỉnh lãi suất giảm để kích thích tín dụng nhưng áp lực lãi vay vẫn quá sức đối với các doanh nghiệp, điều kiện môi trường kinh doanh khó khăn, sức mua giảm, ngoài ra đa số các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng cho nên doanh số cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm.
* Doanh số cho vay trung và dài hạn
Thời hạn cho vay trung, dài hạn từ trên 12 tháng trở lên với mục đích thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, các dự án đầu tư nên thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro kỳ hạn cao. Do đó, tỷ trọng của loại cho vay này thấp trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung dài hạn liên tục giảm qua các năm, từ 54.128 triệu đồng năm 2010 đến năm 2011 còn 37.710 triệu đồng, với mức giảm là 30,33%. Trong năm sau đó mức giảm tiếp tục là 54,12% và doanh số năm 2012 chỉ còn 17.302 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng không chú trọng nhiều vào mảng tín dụng này vì phần lớn các khoản vay trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng thường cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao hơn tín dụng ngắn hạn vì thế nhu cầu vay vốn của người dân cũng hạn chế hơn so với tín dụng ngắn hạn. Nhìn chung, mỗi ngân hàng sẽ có đối tượng cho vay khác nhau nhưng phải tạo nên cơ cấu hợp lý giữa các thời hạn cho vay. Vì thế, ngân hàng cần chú trọng đầu tư hơn nữa trong việc mở rộng cho vay trung dài hạn. Doanh số cho vay theo kỳ hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.2.
38
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo kỳ hạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 của VAB Cần Thơ
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng ĐN 2012 6 tháng ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng ĐN 2013/ 6 tháng ĐN 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 2.281.538 1.476.202 600.414 218.167 193.677 (805.336) (35,30) (875.788) (59,33) (24.490) (11,23)
Trung dài hạn 54.128 37.710 17.302 11.001 2.789 (16.418) (30,33) (20.408) (54,12) (8.212) (74,65)
Tổng DSCV 2.335.666 1.513.912 617.716 229.168 196.466 (821.754) (35,18) (896.196) (59,20) (32.702) (14,27)
39
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo chủ thể vay
Doanh số cho vay của VAB Cần Thơ tập trung vào 3 chủ thể vay trọng yếu là doanh nghiệp, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể. Nhìn chung cả 3 loại hình kinh tế này đều có xu hướng giảm qua các năm.
* Kinh tế cá thể
Dựa vào bảng số liệu 4.3 ta thấy doanh số cho vay đối với chủ thể vay kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay. Năm 2010 doanh số cho vay chủ thể này chiếm tỷ trọng là 77,15%. Năm 2011, doanh số cho vay kinh tế cá thể là 1.071.654 triệu đồng, giảm xuống còn 70,79% trên tổng doanh số cho vay. Sang năm 2012 tỷ trọng này tăng vọt lên 88,49% . Và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng cho vay kinh tế cá thể vẫn trên mức 80% tổng doanh số cho vay (86%). Trong cơ cấu cho vay của VAB Cần Thơ thì khách hàng chủ yếu là những cá nhân: tiểu thương buôn bán kinh doanh nhỏ, các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng, vay sản xuất nông nghiệp,… Hộ kinh doanh cá thể thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ nhưng lại chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần kinh tế của địa phương, điều này giải thích tại sao doanh số cho vay đối với nhóm kinh tế này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh cá thể cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nền kinh tế, các chính sách của Nhà nước hay quy chế tín dụng của ngân hàng. Năm 2011 doanh số cho vay giảm đáng kể so với năm 2010 cụ thể giảm 730.313 triệu đồng (40,53%) do năm 2011 được xem là năm có nhiều biến động trong lĩnh vực ngân hàng, tình hình kinh tế khá phức tạp, đa số các ngân hàng đều gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, lãi suất huy động cao, đồng thời số tiền huy động được ngoài việc dùng để cho vay còn dùng để bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời nên hạn chế cho vay. Đếnnăm 2012 lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14% xuống 9%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm đi rất nhiều, không những khó khăn về mặt huy động vốn mà hoạt động cho vay cũng gặp nhiều rủi ro, vì thế doanh số cho vay năm 2012 chỉ còn 546.625 triệu đồng, giảm 48,99% tương ứng giảm 525.029 triệu đồng so với năm 2011. Doanh số cho vay theo chủ thể vay của VAB Cần Thơqua 3 năm từ 2010 đến 2012 và so sánh 6 tháng đầu năm 2012 với 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.3.
40
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo chủ thể vay từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 của VAB Cần Thơ
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng ĐN 2012 6 tháng ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng ĐN 2013/ 6 tháng ĐN 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh nghiệp 530.773 440.136 71.091 84.791 27.497 (90.637) (17,08) (369.045) (83,85) (57.294) (67,57)
Kinh tế tập thể 2.926 2.122 0 277 0 (804) (27,48) (2.122) (100,00) (277) (100,00)
Kinh tế cá thể 1.801.967 1.071.654 546.625 144.100 168.968 (730.313) (40,53) (525.029) (48,99) 24.868 17,26
Tổng DSCV 2.335.666 1.513.912 617.716 229.168 196.465 (821.754) (35,18) (896.196) (59,20) (32.703) (14,27)
41
Bước sang nửa năm đầu 2013, doanh số cho vay kinh tế cá thể đã đạt 168.968 triệu đồng tăng 17,26% so với nửa đầu năm 2012, điều này cho thấy ngân hàng đã có sự nỗ lực đáng kể và có dấu hiệu hồi phục khả năng tăng trưởng tín dụng.
* Kinh tế tập thể
Đối với chủ thể vay kinh tế tập thể mà VAB cho vay là các tổ chức hợp tác xã. Do điều kiện chung của kinh tế xã hội mà loại hình hợp tác xã trong thời gian gần đây hoạt động còn hạn chế, yếu kém, giải thể những hợp tác xã không hiệu quả, các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thường đối mặt với nhiều rủi ro như thiên tai dịch bệnh, giá cây, con giống, phân bón thức ăn… tăng cao gây nhiều trở ngại cho người sản xuất, chính vì vậy mà doanh số cho vay của VAB Cần Thơ đối với chủ thể này là rất khiêm tốn, từ năm 2012 doanh số cho vay đối với chủ thể này đã mất hẳn, hai năm trước đó là 2010 và 2011 doanh số cho vay thành phần này cũng chỉ chiếm khoảng 0,1% doanh số cho vay.
* Doanh nghiệp
Qua bảng 4.3, quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Năm 2010 doanh số cho vay đối với chủ thể này đạt 550.773 triệu đồng, chiếm 22,72% doanh số cho vay, sang năm 2011 giảm còn 440.136 triệu đồng, chiếm 29,07% doanh số cho vay, giảm 17,08% so với năm 2010, đến năm 2012 thì doanh số này chỉ còn 71.091 triệu đồng, chiếm 11,51% tỷ trọng, giảm đến 83,85% so với năm 2011. Và bước qua 2 quý đầu năm 2013 thì con số này đã giảm còn 27.497 triệu đồng, chỉ bằng 32,43% so với 2 quý đầu năm trước. Vì nước ta là nước có nền sản xuất kinh doanh chủ yếu là quy mô nhỏ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình doanh nghiệp của nước ta.Do năm 2011 trở lại đây là khoảng thời gian đầy sóng gió đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp là khách hàng của VAB nói riêng, năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, nguồn vốn khan hiếm, khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế, chưa thích nghi với sự biến động phức tạp của nền kinh tế trong nước và thế giới, hậu quả là có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là phá sản. Hiện nay, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi ngân hàng cần có sự chuyển hướng cho vay nhiều hơn đối với chủ thể này vì đối tượng
42
này chiếm đại đa số trong các thành phần kinh tế, có thể mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Tuy nhiên trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, về tăng trưởng tín dụng ngân hàng nên chú trọng chất lượng hơn số lượng để tránh rủi ro.