đến tháng 6 năm 2013
* Vốn huy động
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là "tiền tệ", với đặc thù hoạt động kinh doanh là "đi vay để cho vay" cho nên nguồn vốn đối với ngân hàng lại càng có vai trò hết sức quan trọng, trong đó nguồn vốn mà ngân hàng đi huy động (đi vay các tổ chức kinh tế và cá nhân) chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Dựa vào vốn huy động không chỉ giúp ta có thể dự đoán được hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn giúp đo lường uy tín và vị thế của ngân hàng.
Năm 2010 vốn ngân hàng huy động được là 666.220 triệu đồng, chiếm 56,79% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đến năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện tái cấu trúc ngành ngân hàng làm cho nguồn vốn huy động VND trên thị trường giảm mạnh, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn, cụ thể năm 2011 nguồn vốn huy động của ngân hàng chỉ đạt 584.599 triệu đồng, giảm 12,25% so với cuối năm 2010. Nguyên nhân tăng thấp hơn 2010 một phần là do thị trường vàng những năm gần đây biến động liên tục, giá vàng tăng cao lên những con số kỷ lục, thêm vào đó tình trạng lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người gửi tiền nên cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Bước sang năm 2012, vốn huy động của ngân hàng tăng lên đáng kể, đạt 695.579 triệu đồng, tăng 18,98% so với năm 2011. Lý giải cho sự tăng trưởng vượt trội này là do ngân hàng đã đẩy mạnh công tác mở rộng mạng lưới tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khách hàng mới làm quen với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Để thấy rõ hơn về tình hình nguồn vốn của chi nhánh được hình thành chủ yếu từ nguồn nào, biến động qua các năm ra sao ta nhìn vào bảng số liệu 4.1.
33
Bảng 4.1: Nguồn vốn hoạt động từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 của VAB Cần Thơ
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 666.220 56,79 584.599 80,88 695.579 96,51 (81.621) (12,25) 110.980 18,98 Vốn điều chuyển 507.000 43,21 138.165 19,12 25.185 3,49 (368.835) (72,75) (112.980) (81,77) TỔNG 1.173.220 100,00 722.764 100,00 720.764 100,00 (450.456) (38,39) (2.000) (0,28) Năm Chỉ tiêu 6 tháng ĐN 2012 6 tháng ĐN 2013 Chênh lệch 6 tháng ĐN 2013/ 6 tháng ĐN 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 507.897 94,36 387.624 80,91 (120.273) (23,68) Vốn điều chuyển 30.382 5,64 91.432 19,09 61.050 200,94 TỔNG 538.279 100,00 479.056 100,00 (59.223) (11,00)
34
Ngân hàng đã thật sự tạo được niềm tin nơi khách hàng nên huy động được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn cũng như nhờ ngân hàng đã huy động vốn nhàn rỗi tại chỗ áp dụng mức lãi suất hợp lý suất phù hợp với yêu cầu của khách hàng và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị cùng với kỳ hạn đa dạng và tiền gửi linh hoạt nên thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn tại ngân hàng giảm 13,45% so với 6 tháng đầu năm 2012 còn 80,91%, do tình hình lạm phát tăng cộng với việc ban hành trần lãi suất huy động khiến cho lãi suất huy động giảm, dẫn đến việc người dân e ngại gửi tiền vào ngân hàng.
* Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh ngân hàng sẽ vay thêm hoặc điều chuyển ngược về Hội Sở khi thiếu hoặc thừa vốn. Chỉ tiêu vốn điều chuyển của ngân hàng phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào ngân hàng cấp trên như thế nào. Tỷ trọng này càng thấp thể hiện được vị thế và tính độc lập cao của chi nhánh.
Trong giai đoạn 2010 – 2012 tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn có sự biến động qua các năm. Năm 2010 nguồn vốn này là 507.000 triệu đồng, chiếm 43,21% tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2011 nguồn vốn này giảm xuống còn 138.165 triệu đồng, giảm 72,75% so với năm trước, tức bằng 19,12% tổng nguồn vốn, sang năm 2012 tỷ trọng vốn điều chuyển chỉ chiếm 3,49% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển năm 2010 cao là do nhu cầu vốn trên địa bàn tăng lên rất nhiều, nguồn vốn tại chi nhánh chưa đủ đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nên chi nhánh đã nhờ ngân hàng cấp trên hỗ trợ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng, đồng thời giữ được uy tín của ngân hàng. Nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên của ngân hàng ngày càng giảm mạnh qua các năm, do ngân hàng đã tích cực triển khai các chiến lược chiêu thị thu hút khách hàng, lãi suất linh hoạt, kịp thời, hiệu quả để nâng cao nguồn vốn huy động sao cho hợp lý để có được nguồn vốn với chi phí thấp đem về cho chi nhánh hoạt động ở mức hiệu quả cao nhất. Điều này thể hiện tính độc lập càng cao của ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ, cho thấy chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn tại chỗ không phụ thuộc vào nguồn vốn có chi phí cao
35
(vốn điều chuyển), từng bước tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng về mặt huy động vốn cũng như trong hoạt động tín dụng. Đây là mặt tích cực mà Việt Á Cần Thơ cần phải duy trì và tiếp tục phát huy hơn nữa để mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì số vốn điều chuyển của ngân hàng tăng gấp 3 lần so với 6 tháng đầu năm 2012 do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động nên công tác huy động vốn tại ngân hàng không thuận lợi, cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng lân cận khác làm không đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn nên ngân hàng phải mua vốn từ Hội Sở làm cho nguồn vốn điều chuyển tăng lên, nguồn vốn này chiếm 19,09% tổng nguồn vốn.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, nguồn vốn tại ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ có thể tăng trưởng qua các năm như vậy thể hiện sự điều hành linh hoạt trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đồng thời uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng được khẳng định, tạo được niềm tin trong đại bộ phận dân cư. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang từng bước cố gắng giảm tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở để tiết kiệm một phần chi phí cho ngân hàng.