Những yêu cầu chung đối với phần mềm dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 45)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Những yêu cầu chung đối với phần mềm dạy học

Đối tượng sử dụng các PMDH chính là giáo viên và học sinh, do vậy để PMDH phát huy được hiệu quả nó phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Yêu cầu về mặt sư phạm:

+ Các thông tin mà PMDH đề cập đến phải phù hợp với nội dung dạy học mà phần mềm dạy học đó đảm nhận. Phần mềm phải có phần giới thiệu để chỉ ra cho người dùng biết phạm vi sử dụng của nó. Cụ thể là: phần mềm dùng để dạy chương nào, bài nào trong chương trình Vật lí; phần mềm được

37

sử dụng vào giai đoạn nào của quá trình dạy học, được sử dụng để nêu vấn đề nghiên cứu, để cung cấp tri thức mới, để ôn tập tổng kết hay dùng để kiểm tra kiến thức học sinh. Các thông tin chứa đựng trong chương trình phải phù hợp với nội dung trong sách giáo khoa Vật lí.

+ Nội dung dạy học chứa đựng trong chương trình phải bảo đảm tính chính xác khoa học. Các văn bản, biểu đồ, đồ thị phải chính xác. Văn phong trình bày phải rõ ràng, trong sáng, cô đọng, dễ hiểu.

+ Các PMDH phải giúp tăng cường tính trực quan. Nội dung trình bày trên màn hình máy vi tính phải rõ ràng, lượng thông tin trình bày phải vừa đủ, không đưa ra quá nhiều văn bản dài dòng hay các hình vẽ, sơ đồ quá phức tạp dễ gây nhiễu đối với người học. Cần sử dụng khéo léo các màu sắc, kích thước hình vẽ, kích cỡ của văn bản để định hướng và điều khiển được sự quan sát chú ý của học sinh.

+ Các PMDH phải phù hợp với chức năng dạy học mà nó đảm nhận. Tốt nhất là với mỗi phần mềm dạy học nên có phần hướng dẫn, gợi ý cách thức sử dụng vào dạy học để giáo viên và học sinh dễ sử dụng. Có thể xây dựng các PMDH phục vụ cho từng chức năng dạy học riêng rẽ.

+ Các PMDH phải phù hợp với trình độ tin học của giáo viên và học sinh. Thông thường các giáo viên Vật lí sử dụng máy vi tính để làm công cụ, phương tiện trong khi giảng dạy, còn học sinh thì được học một số kiến thức nhất định về tin học cho nên họ không phải là những người thật giỏi về tin học. Để cho PMDH dễ sử dụng thì cần khai thác tối đa các khả năng giao tiếp người - máy thông qua bàn phím (keyboard), chuột (mouse), phím nóng (hotkey), biểu tượng (icon), bảng chọn (menu).

+ Tăng cường được khả năng tự học của học sinh. Trong một chừng mực nhất định thì các PMDH có thể đóng vai trò là người thầy giáo để hướng dẫn học sinh học tập. Các PMDH có thể dùng để cho học sinh tự học tập ở nhà

38

hoặc học tập không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Một PMDH tốt nếu như nó chứa đựng các nội dung, các yếu tố kích thích được khả năng tự học của học sinh.

+ Các PMDH phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, bảo đảm vệ sinh học đường. Muốn vậy cần phải chú ý đến cường độ của ánh sáng trên màn hình, đến màu sắc thể hiện cũng như âm thanh mà phần mềm mang lại cho người sử dụng.

+ Đặc biệt, PMDH phải được xây dựng sao cho hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh theo lí luận dạy học hiện đại.

- Các yêu cầu về kỹ thuật:

+ Trước hết là các yêu cầu về mặt lựa chọn công cụ. Một PMDH là sản phẩm của sự phối hợp khả năng lập trình tốt của nhà tin học với những kiến thức về mặt sư phạm của người giáo viên Vật lí. Nếu người giáo viên Vật lí có khả năng lập trình trên máy vi tính để viết nên các PMDH thì tốt nhất. Bởi vì khi đó người giáo viên sẽ chủ động thiết kế chương trình theo đúng ý đồ tổ chức thi công bài giảng và do vậy khi vận dụng vào giảng dạy sẽ phát huy được hiệu quả của phần mềm này ở mức độ cao.

+ Có những hệ mềm dạy học không cần dùng ngôn ngữ lập trình chuyên biệt, ví dụ như hệ tác giả (AuthorSystem), giáo viên có thể sử dụng các phần mềm này để viết các bài giảng trên máy vi tính mặc dù khả năng lập trình máy tính của các giáo viên này là không cao. Nhờ hệ tác giả mà giáo viên phát huy được năng lực sư phạm của mình để thể hiện trong bài giảng của mình thông qua PMDH do chính họ xây dựng lên.

+ Các PMDH phải có độ linh hoạt cao. Yêu cầu này thể hiện ở chỗ PMDH cho phép người sử dụng có thể thay đổi những thông số của chương trình một cách dễ dàng để giải quyết một nội dung học tập hay một bài tập

39

mới. Một PMDH sẽ trở thành mềm dẻo nếu như nó cho phép lựa chọn những chế độ làm việc khác nhau trên các thế hệ máy khác nhau hay trên các hệ điều hành khác nhau.

+ Yêu cầu về tổ chức quản lí, tìm kiếm và truy cập thông tin. Khi sử dụng PMDH trong giảng dạy và học tập thì thông thường người dùng phải tìm kiếm thông tin, truy cập đến kho dữ liệu để lấy các thông tin cần thiết phục vụ mục đích sử dụng của mình. Để giải quyết tốt nhu cầu này thì đòi hỏi việc tổ chức quản lí thông tin trong các phần mềm phải thật khoa học.

+ Yêu cầu về sự ổn định của các phần mềm. Khi sử dụng thì người dùng có thể bấm các phím ngoại lai ngoài ý muốn của người lập trình. Do vậy, người lập trình phải dự kiến được những khả năng này để đưa vào chương trình sao cho tránh được hiện tượng "treo máy" khi chạy chương trình, hoặc không tương thích, bảo đảm chương trình chạy ổn định.

+ Yêu cầu cuối cùng đối với các phần mềm dạy học là tính dễ sử dụng. Trong phần mềm cần đưa vào các phím nóng (hotkey), các phím tổ hợp, cho phép sử dụng thiết bị chuột để người dùng có thể dễ dàng thực hiện các lệnh và truy cập thông tin.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)