Thí nghiệm thực hành Vật lí

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 38)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Thí nghiệm thực hành Vật lí

Thí nghiệm thực hành Vật lí là loại thí nghiệm được tiến hành sau khi học xong một chương, một phần của chương trình. Các bài thực hành được

30

chỉ định rõ ràng trong sách giáo khoa của phổ thông.

Thí nghiệm thực hành là loại thí nghiệm học sinh thực hiện trên lớp hoặc trong phòng thực hành chức năng, trong đó học sinh phải phát huy tối đa tính tự lực của bản thân. Với loại hình thí nghiệm này, học sinh sẽ dựa vào hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa mà tiến hành thí nghiệm, rồi viết báo cáo

thí nghiệm.

Thí nghiệm thực hành Vật lí có thể có nội dung định tính hay định lượng, song chủ yếu là kiểm nghiệm lại các định luật, các quy tắc, đo các đại lượng Vật lí, nghiên cứu cấu tạo, vận chuyển của các cơ chế máy móc kỹ thuật.

Do được tiến hành sau khi học sinh đã có những kiến thức lí thuyết về bài thí nghiệm nên thí nghiệm thực hành Vật lí thường có nội dung phong phú, thời gian dành cho mỗi bài thí nghiệm thực hành là 2 tiết học 45 phút đối với học sinh THPT và đòi hỏi thiết bị hoàn chỉnh về mọi phương diện (Trong phân phối chương trình, bài thí nghiệm chia làm 2 tiết, tiết đầu là tiết cung cấp cho học sinh kiến thức lí thuyết và hướng dẫn thực hành, tiết sau học sinh thực hành và viết báo cáo). Với loại thí nghiệm này, học sinh phải tự lực thực hiện các giai đoạn của quá trình thí nghiệm khi đã được hướng dẫn, thực hiện nhiều thao tác, tiến hành nhiều phép đo, xử lí nhiều số liệu định lượng mới có thể rút ra các kết luận cần thiết.

Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà thí nghiệm thực hành có thể

được tổ chức dưới một trong hai hình thức sau: Thí nghiệm thực hành đồng

loạt (tất cả các nhóm học sinh tiến hành những thí nghiệm như nhau với dụng cụ giống nhau theo cùng một mục đích) hoặc Thí nghiệm thực hành cá thể với nhiều phương án khác nhau: các nhóm tiến hành thí nghiệm về những phương án khác nhau của một bài thí nghiệm với các dụng cụ khác nhau nhằm đạt được những mục đích khác nhau, về cùng một bài học theo cùng một mục

31

đích nhưng với các dụng cụ (phương pháp đo) khác nhau hoặc cùng về một bài với cùng một dụng cụ nhưng nhằm giải quyết các nhiệm vụ khác nhau.

Thí nghiệm thực hành Vật lí được thực hiện nhằm những mục tiêu sau: -Giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức một cách tự giác, tích cực. Do trực tiếp sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp và vận hành, quan sát hiện tuợng.

-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và thói quen làm việc khoa học, trung thực, khách quan.

-Thí nghiệm giúp cho học sinh áp dụng tri thức đã thu nhận vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nhận thức của khoa học Vật lí như quan

sát, đo lường, vạch kế hoạch nghiên cứu, đánh giá các kết quả đo luờng...

- Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng sử dụng thí nghiệm trong việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)