Xu hướng đổi mới tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 26)

10. Cấu trúc của luận văn

1.1.5. Xu hướng đổi mới tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm

Trong khi nhiều người than phiền về phòng thí nghiệm “tái tạo” ở các nhà trường kém hiệu quả (Cookbook lab nghĩa đen là sách nấu ăn, tức phòng thí nghiệm kiểu này giống như dạy nấu ăn). Một câu hỏi đặt ra là: “cần tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm như thế nào để tăng cường sự sáng tạo của học sinh trong khi nghiên cứu các thí nghiệm nói chung và nghiên cứu sử

18 dụng thí nghiệm trong dạy học nói riêng?”.

Từ những năm 1970, qua quan sát có hệ thống các hoạt động trong phòng thí nghiệm ở các trường đại học và trường phổ thông, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng hầu hết các phòng thí nghiệm theo kiểu tái tại (Cookbook), sinh viên và học sinh thực hiện theo quy trình hướng dẫn từng thao tác vì thế không rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học. Việc nghiên cứu áp dụng mô hình phòng thí nghiệm theo mục đích tìm tòi (inquiry lab) được triển khai từ những năm 1980. Stewart (1988) cho rằng, học sinh được thiết kế thí nghiệm của mình, cách thức thực hiện trong phòng thí nghiệm quan trọng hơn là các báo cáo, dành thời gian lập kế hoạch và tổ chức tiến hành thí nghiệm quan trọng hơn là dành thời gian xác định thí nghiệm có cho kết quả chính xác hay không. Hiện nay trên thế giới có hai mô hình phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm tái tạo (Cookbook lab) và phòng thí nghiệm tìm tòi (Inquiry lab), cụ thể như sau:

- Phòng thí nghiệm tái tạo (Cookbook lab) là kiểu tổ chức hoạt động thực hành dựa trên kiểu hướng dẫn cụ thể từ việc xác định mục đích thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ, xây dựng phương án thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu được trình bày cụ thể trong tài liệu hướng dẫn, học sinh chỉ cần nghiên cứu và thực hiện theo hướng dẫn sẽ thành công.

- Phòng thí nghiệm theo định hướng tìm tòi (Inquiry lab) đòi hỏi khả năng sáng tạo, tìm tòi cho học sinh. Các hoạt động khuyến khích học sinh tự thiết kế thí nghiệm gồm cả quy trình thao tác và xử lí số liệu, giúp học sinh làm chủ kiến thức vật lí, phát triển kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng làm việc cộng tác. Đặc trưng của phòng thí nghiệm “tái tạo” và phòng thí nghiệm “tìm tòi” mô tả ở bảng dưới đây: (Bảng 1.1)

19

Bảng 1.1: Đặc trưng của phòng thí nghiệm Tái tạo và phòng TN tìm tòi.

Phòng thí nghiệm Tái tạo (Cookbook lab)

Phòng thí nghiệm tìm tòi (Inquiry lab)

- Thực hiện từng bước, huy động tối thiểu trí óc của học sinh bởi những hành vi máy móc, đúng theo quy tắc. - Học sinh thực hiện những thiết kế thí nghiệm áp đặt, những biến nào độc lập, biến nào phụ thuộc đã được chỉ rõ.

- Hiếm khi cho phép những học sinh đương đầu và giải quyết sai lầm; không cho phép những học sinh trải qua mò mẫm hay bế tắc, không đẩy mạnh sự phát triển của nhận thức. - Áp dụng thao tác không phù hợp với quá trình nghiên cứu khoa học, chỉ ra một quy trình đường thẳng không thực tế.

- Thực hiện các câu hỏi yêu cầu sử dụng kĩ năng tư duy bậc cao và độc lập và hoạt động.

- Yêu cầu những học sinh thiết kế thí nghiệm của riêng mình; tự xác định, phân biệt, kiểm soát biến độc lập và biến phụ thuộc thích hợp, đẩy mạnh những kĩ năng tìm tòi khoa học. - Cho phép học sinh học từ những lỗi và sai lầm của họ, cung cấp thời gian và cơ hội cho học sinh khắc phục những lỗi đó.

- Thực hiện công việc xác thực, phù hợp hơn với khoa học thực nghiệm; cho thấy rằng công việc của khoa học là tự điều chỉnh.

So sánh đặc trưng của hai mô hình phòng thí nghiệm cho thấy. Với mô hình phòng thí nghiệm tái tạo, học sinh thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn chi tiết từng thao tác một, học sinh chỉ cần nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn, thực hiện chính xác các thao tác theo hướng dẫn là đảm bảo thành công mà ít cần sự có mặt của giáo viên hướng dẫn. Với mô hình phòng thí nghiệm tìm tòi, mô hình này phụ thuộc mạnh mẽ vào sự có mặt của những giáo viên phòng thí nghiệm, những người thiết kế cho quá trình tìm tòi, yêu cầu giáo viên chuẩn bị bài giảng và phòng thí nghiệm cẩn thận.

20

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)