10. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Khái niệm phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học (PMDH) là phương tiện chứa chương trình để ra lệnh cho máy tính thực hiện các yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học theo các mục tiêu đã định.
Khác với các phương tiện dạy học khác, PMDH là một dạng vật chất đặc biệt [6], là các câu lệnh chứa thông tin, dữ liệu để hướng dẫn máy vi tính thực hiện các thao tác xử lí theo một thuật toán xác định từ trước. Các PMDH được lưu trữ trong các thiết bị nhớ ngoài của máy vi tính như trong các đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD. PMDH rất gọn nhẹ, rất dễ nhân bản với số lượng lớn, không cồng kềnh, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, dễ sử dụng, sinh động và hấp dẫn. Tuỳ thuộc vào từng môn học cụ thể mà xây dựng các PMDH tương ứng để phục vụ cho dạy và học môn đó, do vậy có các PMDH bộ môn. Tuỳ thuộc
36
vào hình thức sử dụng và chức năng sư phạm mà phần mềm đảm nhận có thể phân chia các PMDH thành các loại khác nhau. Trong dạy học Vật lí có thể phân chia các PMDH thành các nhóm sau:
- Phần mềm mô phỏng, minh họa: thường gọi là phần mềm mô phỏng. - Phần mềm xử lí các số liệu thực nghiệm dùng hỗ trợ cho các thí nghiệm Vật lí: thường gọi là phần mềm hỗ trợ thí nghiệm Vật lí.
- Phần mềm ôn tập, tổng kết, hệ thống hoá kiến thức của từng phần, từng chương trong sách giáo khoa.
- Phần mềm kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh.
Các PMDH có thể được sử dụng ở mọi chức năng lí luận dạy học của quá trình dạy học. Có thể sử dụng phần mềm trong các giai đoạn sau:
- Nêu vấn đề nghiên cứu, gợi động cơ học tập tích cực cho học sinh, củng cố trình độ kiến thức và kỹ năng xuất phát.
- Trình bày nội dung mới. - Ôn tập các nội dung đã học.
- Luyện tập, củng cố kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo cho học sinh. - Kiểm tra kiến thức học sinh.