10. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Các giai đoạn phát triển kĩ năng
Kĩ năng có cơ sở dựa trên kiến thức, xuất phát từ cấu trúc kĩ năng: hiểu
mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu những điều kiện để triển khai cách thức đó. Để hình thành kĩ năng, cần có kiến thức làm cơ sở cho việc hiểu biết, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho đến khi thực hiện được một hành động theo mục đích, yêu cầu. Những thao tác cụ thể cần được luyện tập nhiều lần mới quen và ghi nhớ được, khi cần thì đã biết cách thao tác chúng.
Có những kĩ năng hình thành không cần luyện tập, nếu biết vận dụng hiểu biết và kĩ năng tương tự đã có thể chuyển sang thực hiện các hành động mới. Đây mới là yêu cầu là biết làm (kĩ năng bậc thấp), cần luyện tập và bổ sung thêm kiến thức để mỗi hành động được thực hiện một cách thật hoàn hảo, linh hoạt.
Ban đầu, học sinh có thể không biết thực hiện kĩ năng, chỉ hiểu ở mức độ tối thiểu (không thành thạo). Cùng với thời gian và nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nắm được và thực hiện hiện kĩ năng mà không cần phải suy nghĩ nhiều (thành thạo).
Những hoạt động có kế hoạch sau sẽ góp phần phát triển kĩ năng:
a. Trình diễn
Trong giai đoạn đầu, học sinh có hiểu biết về kĩ năng cần rèn luyện. Giáo viên cần trình diễn thật chính xác từng bước, học sinh ghi nhớ, lặp lại những gì họ nhìn thấy lần đầu. Hầu hết các kĩ năng đều cần có bản hướng dẫn thực hành.
b. Thực hành từng bước
Đối với các quy trình, giáo viên thực hiện vài bước kĩ năng đó. Sau đó học sinh làm lại những bước này một cách chính xác. Tiếp theo giáo viên kiểm tra xem tất cả các bước học sinh đã thực hiện đúng chưa rổi mới
29
tiếp tục. Lặp lại trình tự đó cho đến khi hoàn thành quy trình. Thực hiện cho đến khi học sinh chỉ cần sử dụng bản hướng dẫn thực hành cũng có thể thực hiện đúng.
c. Thực hành có hướng dẫn
Học sinh làm việc độc lập hoặc làm việc thành từng nhóm dưới sự giám sát chặt chẽ của giáo viên cho đến khi có thể thực hiện công việc một cách “an toàn”.
d. Thực hành độc lập
Học sinh làm việc độc lập dưới sự giám sát với mức độ giảm dần cho đến khi có thể thực hiện công việc một cách thành thạo.
e. Thực hành định kỳ
Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), sau khi học xong một kĩ năng, giáo viên cần cho học sinh trình diễn lại kĩ năng đó. Thực hành định kì có thể giúp học sinh thực hiện công việc như một thói quen.
f. Các hoạt động thực hiện dự án hoặc giải quyết vấn đề:
Sau khi học xong một nhóm kĩ năng, giáo viên cần đưa các hoạt động thực hiện dự án hoặc giải quyết vấn đề. Những hoạt động này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn những kĩ năng cần thiết, sau đó điều chỉnh hoặc áp dụng chúng theo yêu cầu. Đôi khi yêu cầu học sinh thực hiện kĩ năng trong những điều kiện bất thường. Những hoạt động này mô phỏng càng gần với công việc thực tế các tốt, chúng đem lại cho học sinh lòng tự tin.