Các cấp độ phát triển kĩ năng thí nghiệm của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 34)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Các cấp độ phát triển kĩ năng thí nghiệm của học sinh

Các nhà tâm lí học Bloom và Harrow đã chỉ rõ các cấp độ mục tiêu theo lĩnh vực nhận thức (cognitive domain) và lĩnh vực tâm vận (psychomotor domain). Các cấp độ mục tiêu và sự thực hiện tương ứng với các cấp độ mục tiêu được mô tả trong Bảng 1.3 và Bảng 1.4.

Bảng 1.3. Các cấp độ mục tiêu nhận thức.

Cấp độ Sự thực hiện

Nhớ Mô tả, nhắc lại được sự việc, sự kiện

Thông hiểu Trình bày, giải thích được nội dung của sự kiện, tính chất đặc

trưng của sự vật, sự kiện

Vận dụng Sử dụng kiến thức, kĩ năng trong trường hợp chung vào

trường hợp riêng

Phân tích Phát hiện, phân biệt các chi tiết, bộ phận cấu thành của thông

tin hay tình huống

Tổng hợp Khái quát được trường hợp riêng lẻ để đưa ra kết luận chung,

kết hợp các bộ phận để tạo ra một dạng mới

Đánh giá Phân tích, so sánh một giải pháp (phương án, cơ cấu...) với các giải pháp khác.

26

Bảng 1.4. Các cấp độ mục tiêu kĩ năng tâm vận.

Cấp độ Sự thực hiện

1. Bắt chước Quan sát hoạt động và cố gắng làm lại. Thực hiện công việc

một cách rập khuôn, máy móc.

2. Làm được Thực hiện theo sự hướng dẫn khái quát hơn là quan sát. Thực hiện công việc như hướng dẫn nhưng còn nhiều thao tác, động tác thừa.

3. Làm chính xác Độc lập thực hiện thao tác đúng, chính xác ở mức độ thành

thạo mà không cần hướng dẫn, hầu như không có thao tác, động tác thừa.

4. Làm biến hóa Kết hợp nhiều thao tác theo trình tự một cách thuần thục trong hoàn cảnh mới. Thực hiện công việc chuẩn xác trong các hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.

5. Làm thuần thục Thực hiện công việc với độ chính xác, tốc độ cao, một cách

tự nhiên, đòi hỏi ít sự cố gắng về thể chất và trí tuệ.

Các thang cấp độ trên được áp dụng vào đánh giá kĩ năng đơn lẻ của người học theo từng giai đoạn trong quá trình luyện tập thực hành. Khi đánh giá về kĩ năng thực hiện của người tốt nghiệp các khóa học, ở nhiều nước đã sử dụng thang đánh giá sự thực hiện (Performmance Rating Scale – PRS). Có sáu bậc thể hiện cấp độ kĩ năng thực hiện từ thấp đến cao được mô tả trong Bảng 1.4.

Kĩ năng thí nghiệm của học sinh có thuộc tính tổng hợp, liên quan đến cả lĩnh vực nhận thức, tư duy (kĩ năng thiết kế) và lĩnh vực tâm vận (kĩ năng thực hiện), theo tôi, khi đánh giá kĩ năng này cần điều chỉnh, sắp xếp và áp dụng các thang đánh giá trên cho phù hợp với các nhóm kĩ năng đã xây dựng. Căn cứ vào khái niệm kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí, các cấp độ mục tiêu nhận thức Bloom và cấp độ mục tiêu tâm vận của Harrow và thang đánh giá sự thực hiện (PRS), các cấp độ mục tiêu kĩ năng thí nghiệm trong dạy học vật lí được mô tả cụ thể ở bảng 1.6.

27

Bảng 1.5. Thang đánh giá sự thực hiện (PRS)

Cấp độ Mô tả

1 Thực hiện được công việc nhưng cần có sự giám sát liên tục và sự trợ giúp chút ít.

2 Thực hiện được công việc đáp ứng yêu cầu nhưng cần có sự giám sát định kì và sự trợ giúp chút ít.

3 Thực hiện được công việc, không cần sự giám sát và trợ giúp nào.

4 Thực hiện được công việc với tốc độ và chất lượng cao, không cần sự giám sát và trợ giúp nào.

5 Thực hiện được công việc với tốc độ và chất lượng cao, có sáng kiến và

tính thích nghi với các tình huống, vấn đề đặc biệt

6 Thực hiện được công việc với tốc độ và chất lượng cao, có sáng kiến và

tính thích nghi để có thể hướng dẫn người khác thực hiện công việc đó.

Bảng 1.6. Các cấp độ mục tiêu kĩ năng thí nghiệm của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.

Cấp độ

Kĩ năng thiết kế (Thiết kế phương án)

Kĩ năng thực hiện

(Thực hiện theo phương án đã thiết kế) 1 Tái tạo (nhớ, hiểu): Mô tả lại

được một phương án thiết kế đã có trong tình huống nhất định.

Làm được: Cố gắng thực hiện hành động, thao tác theo đúng phương án thiết kế trong tình huống nhất định một cách rập khuôn, máy móc, còn thao tác, động tác thừa, cần có sự giám sát và sự trợ giúp.

2 Vận dụng: Cải tiến một phần

phương án thiết kế đã có phù hợp với tình huống có biến đổi.

Làm chính xác. Độc lập thực hiện hành động, thao tác chính xác theo thiết kế, chất lượng cao mà không cần sự trợ giúp nào. 3 Sáng tạo (Phân tích, tổng hợp,

đánh giá): Cải tiến phần lớn hoặc tự thiết kế phương án mới phù hợp với tình huống mới, có nhiều biến đổi.

Làm thuần thục, biến hoá.

Thực hiện được hành động, thao tác theo thiết kế với tốc độ và chất lượng cao, có sáng kiến và tính thích nghi với tình huống mới, có nhiều biến đổi.

28

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 34)