Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung yucca schidigera lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500 (Trang 34)

Tỉ lệ hao hụt và tỉ lệ loại thải của từng ô nghiệm thức:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thích nghi của gà đối với điều kiện tiểu khí hậu và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Quan sát tình trạng sức khoẻ, tình hình bệnh tật của đàn gà rồi ghi nhận lại những con mắc bệnh, ghi lại số gà chết.

Tỉ lệ loại thải được ghi nhận hàng ngày, dựa vào cách quan sát triệu chứng gà bị què, không phát triển, xuệ cánh, phì diều,… được loại ra khỏi đàn để có thể có được kết quả chính xác nhất cho thí nghiệm đã được bố trí.

Chỉ tiêu nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi:

Theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi suốt quá trình thí nghiệm.

23

Mỗi ngày, thực hiện việc đo nhiệt độ và ẩm độ của ô chuồng nuôi thí nghiệm vào buổi sáng sớm 8 giờ và buổi trưa 14 giờ, mỗi lần đo lấy 3 kết quả ở 3 ô chuồng đầu, giữa và cuối.

Khối lượng bình quân (KLBQ) của gà qua các tuần tuổi:

Khối lượng của gà được ghi nhận lúc bắt đầu thí nghiệm và cuối mỗi tuần.

Mỗi tuần được thực hiện cân gà một lần vào 14 giờ. Mỗi lần cân 12 ô, mỗi ô 15 con bao gồm 7 con mái và 8 con trống. Sau khi cân xong, ta tiến hành tính bình quân khối lượng mỗi ô chuồng.

Khối lượng gà được cân trong tuần/ô KLBQ (g/con) =

Số gà được cân/ô

Tiêu tốn thức ăn (TTTA):

Mỗi buổi sáng cân khối lượng thức ăn cho vào máng và cân lại lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau. Từ đó tính được lượng thức ăn hằng ngày, tiêu tốn thức ăn /gà.

Lượng ăn ăn vào (g) = lượng thức ăn cho ăn (g) – lượng thức ăn thừa (g) Lượng thức ăn cho ăn – Lượng thức ăn thừa

(g/con/ngày) (g/con/ngày) TTTA =

(g/con/ngày) Tổng số con gà

Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ):

Tăng trọng tuyệt đối là sự tăng lên khối lượng của cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát.

Tăng trọng tuyệt đối được tính theo công thức: P2 – P1

A =

T1 – T2 Trong đó:

A: là sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày). P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1(g). P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g). T1 là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi). T2 là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi).

24

Sinh trưởng tích lũy chính là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn nuôi (thường xác định theo tuần tuổi).

Cân vào các thời điểm ban đầu, cân hàng tuần từ 21 ngày tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân vào một ngày lúc 14 giờ trước khi cho ăn.

KLt (g/con) – KL0 (g/con) TTTLt =

(g/con/ngày) t – t0 (ngày) KLt: Khối lượng tại thời điểm t.

KL0: Khối lượng tại thời điểm ban đầu. t: Thời điểm cân gà lúc sau.

t0: Thời điểm cân gà lúc ban đầu.

Hệ số chuyển hoá thức ăn (HSCHTA) của gà qua các tuần tuổi:

Hệ số chuyển hóa thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm.Trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta, hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt (broiler), hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể.

Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) HSCHTA =

(kg thức ăn/kg tăng trọng) Tăng trọng (g/con/ngày)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung yucca schidigera lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)