Hoạt chất saponin chứa trong cây Yucca có tính chất tẩy rửa, là tác nhân tạo bọt rất tốt cho các dung dịch cần có bọt bền nên được dùng trong công nghệ đồ uống để gây bột cho nước uống. Cũng do hoạt tính hoạt động bề mặt, dịch chiết của các cây này còn được dùng trong công nghiệp tách quặng, làm chất nhũ hoá trong chế tạo phim ảnh, mỹ phẩm, dầu gội. Trong mỹ phẩm, ngoài tính là mềm mượt tóc và da, saponin trong cây Yucca còn có tác dụng diệt nấm và khuẩn (Cheek, 2000).
Theo Nguyễn Phú Hòa (2008) thì phân tử saponin có hai thành phần chính, steroid trung tâm tan trong dầu và một hoặc nhiều carbohydrate mạch nhánh tan trong nước. Hai thành phần này tạo nên đặc tính của một chất tẩy thiên nhiên, hoạt chất bề mặt (surfactant) chiết xuất từ thân cây Yucca có tác dụng kết hợp với ammonia, làm giảm ammonia tự do. Khi thức ăn đi qua dạ dày, ammonia sẽ bị giữ lại bởi chất chiết xuất có trong thức ăn. Chúng cũng có thể kết hợp với ammonia khi ở ngoài cơ thể động vật. Chất chiết xuất Yucca ở dạng nước có khả năng kết hợp với các phân tử ammonia và chuyển đổi chúng sang dạng hợp chất nitrogen không độc khác.
Cơ chế làm giảm ammonia của chất chiết Yucca thì chưa được hiểu rõ nhưng có nhiều nghiên cứu cho rằng có liên quan đến thành phần carbohydrate có trong mạch nhánh của phân tử saponin. Ngoài ra, các hợp chất stilben có nhiều trong vỏ cây Yucca cũng có liên quan đến khả năng hấp thụ ammonia. saponin còn có khả năng diệt protozoa trong ống tiêu hóa của động vật. Cơ chế tác động đến protozoa là saponin kết hợp với cholesterol hoặc sterol của màng tế bào làm cho màng tế bào của protozoa bị phá hủy. Một số nghiên cứu cũng cho thấy saponin có khả năng ức chế có chọn lọc một số vi khuẩn gram dương.
Bột hay dịch chiết của cây Yucca không phải chỉ có saponin mà còn các hoá thực vật khác, dó là oligosaccharide, phenol, stillbene, resveratrol. Để thu hoạch saponin và một số chất khác từ cây Yucca, người ta đem thân cây ngâm nước hoặc sấy khô. Nếu làm theo kĩ thuật sấy khô thì thân cây sau khi sấy đem nghiền thành bột, đó là bột saponin Yucca. Nếu làm theo kĩ thuật ngâm nước thì thân cây sau khi ngâm nước được ép lấy dịch, đó là “dịch chiết Yucca”.
Chất khoáng chiếm đến 3% khối lượng cơ thể gia cầm, trong đó chứa khoảng 40 nguyên tố khoáng. Đến nay, người ta đã phát hiện được 14 nguyên tố khoáng cần thiết cho gia cầm, kể cả chức năng sinh lý của mỗi nguyên tố trong cơ thể.
Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ xương, cấu tạo tế bào dưới dạng muối của chúng. Trong các định thể chất khoáng ở trạng thái hòa tan
16
và ion, đảm bảo cân bằng nội môi. Ngoài ra, chất khoáng còn là thành phần của vitamin và enzyme, những nguyên tố xúc tác sinh học trong cơ thể (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
2.4.3 Các nghiên cứu về sử dụng bột yucca trong chăn nuôi 2.4.3.1 Làm giảm mùi hôi trong chuồng trại
Yucca hiện nay được sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi và có tác dụng làm giảm mùi hôi của ammonia. Cơ chế giải thích cho việc giảm ammonia, một là chất chiết xuất của cây Yucca có tác dụng đến chức năng của thận, thứ hai là do có tác dụng hạn chế sự phân giải urê thành ammonia. Ngoài ra, thành phần carbohydrate có trong mạch nhánh của phân tử saponin có tác dụng làm giảm ammonia (Nguyễn Phú Hòa, 2008).
Theo Vũ Duy Giảng (2010) trích từ Kong (1998) chiết xuất saponin của Yucca bổ sung vào thức ăn gà và heo có tác dụng giảm ammonia và mùi hôi trong phân.
2.4.3.2 Yucca điều chỉnh sự lên men dạ cỏ động vật nhai lại
Ở động vật nhai lại, Saponin từ cây Yucca làm giảm nồng độ ammonia trong dạ cỏ (Wallace et al., 1994; Hristov et al.,1999). Nguồn gốc chủ yếu của ammonia trong dạ cỏ là do sự phân huỷ protein của vi khuẩn dạ cỏ khi bị động vật nguyên sinh ăn.
Saponin có chức năng tiêu diệt động vật nguyên sinh, vì vậy thức ăn chứa saponin sẽ giảm được động vật nguyên sinh trong dạ cỏ và do đó sẽ giảm được ammonia (Lu và Jorgensen, 1987; Wallace et al., 1994; Klita et al., 1996; Makkar et al., 1998; Wang et al., 1998).
Giảm hàm lượng ammonia trong dạ cỏ sẽ làm giảm lượng ammonia máu từ đó loại bỏ được ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ thụ thai của bò (Hàm lượng ammonia trong máu cao thì làm tăng lượng ammonia trong ống sinh sản và tăng pH dịch tử cung, từ đó là giảm sự vận động và tỉ lệ sống của tinh trùng).
2.4.3.3Yucca phòng trị bệnhđộng vật nguyên sinh
Cơ chế chống bệnh nguyên sinh động vật của saponin là do sự kết hợp của nó với cholesterol trên màng động vật nguyên sinh, làm cho màng bị phá huỷ và tế bào động vật nguyên sinh bị tiêu diệt.
Vai trò chống bệnh của động vật nguyên sinh của saponin đã được chứng minh đối với bệnh đường ruột ở động vật (Olson et al., 1995).
Saponin cũng đã thấy có sự hiệu quả rõ rệt trong việc khống chế bệnh viêm não tuỹ ở ngựa. Cơ chế khống chế bệnh này của saponin Yucca là một mặt tiêu diệt bào tử trong ruột, mặc khác chúng kích thích hệ miễn dịch của
17
ngựa trong việc nâng cao năng lực chống lại động vật nguyên sinh thâm nhập vào các mô của cơ thể.
Saponin có tác dụng khống chế bệnh giun tròn kí sinh ở manh tràng gà mái đẻ. Bột Yucca đã làm giảm gần 23% số lượng trứng trong phân và loại bỏ gần 50% số giun tròn trong ruột.
2.4.3.4 Yuccacải thiện hệ thống miễn dịch của thú nuôi
Saponin Yucca có vai trò tá dược nâng cao hiệu quả của vaccine tiêm và uống. Ngoài ra, saponin cũng được chứng minh là có khả năng tăng sự phân chia của tế bào miễn dịch, kích thích sản sinh kháng thể.
Vai trò kích thích chức năng miễn dịch được chứng minh ở thí nghiệm trên tôm cho nhiễm khuẩn Vibrio alginolyticus (một loại vi khuẩn gây bệnh đỏ thân ở tôm). Với tôm cho nhiễm Vibrio alginolyticus, nếu không bổ sung saponin vào môi trường nuôi thì sau 24 và 48 giờ tỷ lệ sống sót của tôm lần lượt là 43% và 37%, nhưng nếu bổ sung chiết chất saponin (bổ sung 2mg/l) thì tỷ lệ sống sót ứng với các thời điểm trên đã tăng gấp đôi (Vũ Duy Giảng, 2010).
Nhiều thí nghiệm trên heo nái trước khi đẻ cho ăn khẩu phần bổ sung chiết chất hoặc bột từ cây Yucca làm giảm rõ rệt tỷ lệ chết của heo con khi sinh. Heo con sinh ra từ heo mẹ ăn khẩu phần bổ sung chiết chất Yucca có hàm lượng oxy trong máu cao hơn, có lẽ đây là lý do làm cho tỷ lệ chết của heo con khi sinh giảm đi (Cline et al., 1996). Mức tiêu hóa thức ăn cũng được cải thiện đáng kể khi cho gà ăn thức ăn chứa Yucca.
2.4.3.5Yucca hấp thụ amoniatrong ao nuôi thủy sản
Chất chiết xuất từ cây Yucca có khả năng hấp thụ ammonia (Wacharonke, 1994). Trong điều kiện thí nghiệm 1mg/lít chất chiết xuất Yucca có thể giảm nồng độ ammonia 0,1 – 0,2 mg/lít (Boyd và Gross, 1998).
Ammonia là khí độc đối với tôm cá. Chất chiết xuất từ cây Yucca có tác dụng hấp thụ ammonia trong nước nuôi thủy sản mặn và ngọt. Tuy nhiên, saponin nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của đối tượng thủy sản, đặc biệt là cá. Do vậy cần sử dụng saponin trong quá trình nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.4.3.6 Tiêu hóa mỡ
Saponin có ảnh hưởng tích cực đến sự tiêu hóa và hấp thu lipid bằng cách nhũ hóa mỡ và tạo micelle giúp niêm mạc ruột hấp thu dễ dàng hơn (Vũ Duy Giảng, 2010).
18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 19/09/2013 đến ngày 07/10/2013.
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại trại Lê Thị Kim Oanh, thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Hình 3.1 Trại gà thí nghiệm
3.1.2 Động vật thí nghiệm
Động vật thí nghiệm là 360 gà thịt nuôi công nghiệp Cobb 500, thời điểm khảo sát đàn gà đang giai đoạn 21 ngày tuổi. Gà được tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng đầy đủ.
3.1.3 Chuồng trại
Điều kiện khí hậu: Trại nuôi chịu ảnh hưởng chung của thời tiết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm mùa mưa và mùa khô.
Trại bao gồm có 4 chuồng được thiết kế theo hệ thống chuồng kín, nền chuồng được tráng xi măng, xung quanh xây tường bằng gạch cao 0,5 m, có hệ thống bạt nhựa, chiều cao của bạt nhựa khoảng 1,5 m, có thể kéo lên xuống bằng hệ thống ròng rọc, lớp độn chuồng được rải trấu dày 80 cm, mỗi chuồng kín chứa khoảng 10000 con gà, trại sử dụng vỏ trấu để làm lớp độn chuồng, mỗi ngày công nhân đảo lớp độn chuồng để lớp vỏ trấu được thông thoáng, tránh ẩm ướt và hạn chế sinh ra các loại mầm bệnh. Dãy chuồng được thiết kế theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cách mặt lộ 50m, mái chuồng lợp tole, kích thước 110 x 14 m. Chuồng được lắp đặt 2 máy đo nhiệt tự động ở đầu và cuối
19
dãy chuồng, khi nhiệt độ môi trường nuôi tăng lên cao hơn 270C, hệ thống sẽ tự khởi động phun nước lên tấm bạt làm mát hoặc có thể chủ động làm mưa nhân tạo phun trên mái chuồng khi quá nóng bức. Hệ thống quạt hút đặt ở cuối trại gồm 7 quạt, trong đó 4 quạt được cài tự động, ban ngày hoạt động 5 – 7 quạt, ban đêm hoạt động 3 – 4 quạt (Hình 3.2).
Hình 3.2: Mô hình chuồng trại
Hệ thống máng ăn tự động, được phân bố theo từng dãy xen kẽ với hệ thống núm uống. Thức ăn được đưa vào bồn chứa và hệ thống sẽ tự động chuyền thức ăn xuống từng máng ăn đã được bố trí. Gà uống nước tự do bằng núm uống gắn vào ống nhựa, phía trước có bồn chứa nước, nước từ bồn chứa sẽ tự động chảy theo ống nhựa đến các núm uống. Có bồn chứa nước sẽ giúp cho việc pha thuốc vào nước hay chủ động nguồn nước uống cho gà một cách dễ dàng hơn (Hình 3.3).
20
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn cung cấp tự do cho gà qua hệ thống máng ăn tự động và loại thức ăn sử dụng nuôi gà tại trại là thức ăn hỗn hợp dạng viên do công ty Emivest cung cấp (Hình 3.4).
Thực liệu của thức ăn: Bắp, tấm, bột cá, đạm đậu nành, cám lúa mì, cám gạo, acid amin, các chất bổ sung vitamin và khoáng…
Hình 3.4 Thức ăn hỗn hợp dạng viên
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm gồm:
Cân điện tử, cân đồng hồ 5kg, phân độ chính xác 20g, cân đồng hồ 60kg, phân độ chính xác 200g, dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm.
Máng ăn treo được bổ sung them vào từng ô chuồng, sổ ghi chép, bút lông,bao nilon, lồng cân gà, xe đẩy, măm lấy thức ăn thừa và một số dụng cụ khác.
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức lần lượt là:
Đối chứng (ĐC): Khẩu phần cơ sở (KPCS).
Nghiệm thức 1 (NT1): KPCS + 50 mg bột Yucca/kg thức ăn. Nghiệm thức 2 (NT2): KPCS + 125 mg bột Yucca/kg thức ăn. Nghiệm thức 3 (NT3): KPCS + 250 mg bột Yucca/kg thức ăn.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lai là 30 con với tỉ lệ trống:mái là 1:1. Như vậy có tổng cộng là 4 x 3 x 120 = 360 con gà.
21
3.2.2 Quy trình phòng bệnh ở trại
Trại được sát trùng định kỳ hàng tuần, được phòng và trị bệnh đầy đủ theo đúng lịch trình mà công ty Emivest đã đưa ra và được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.1 Chương trình thuốc và vaccine cho gà thịt Cobb 500
Thời gian
sử dụng Loại thuốc
Tiêu
chuẩn Cách sử dụng
1 ngày tuổi Vaccine IB+ND(B1) 1 lọ Pha 1 lọ vaccin với 1 lọ nước nhỏ mắt, mỗi con 1 giọt 7 ngày tuổi Vaccine IB+ND(lasota) 1 lọ
Tiêm dưới da cổ 0,3ml/con Vaccine H5N1
10 ngày tuổi Vaccine IBD (Bursin
plus) 1 lọ
Pha 2L nước với 60g sữa, sau đó cho 2 lọ vaccin vào khấy đều cho gà uống 14 ngày tuổi Vaccin IBD (228E) 1lọ Pha 30L nước với 90g sữa,
sau đó cho vaccin vào 20 ngày tuổi florphenicol 20g Trộn chung với 50L nước
ngày uống 3 lần trong 5 ngày Doxycycline 20g
21 ngày tuổi Vaccine IB+ND(lasota) 1 lọ Trộn chung với 40L nước cho gà uống
30 ngày tuổi DuFaCoc_200 50g Pha với 50L nước cho uống 33 ngày tuổi florphenicol 20g Trộn chung với 50L nước
ngày uống 3 lần trong 5 ngày Doxycycline 20g
35 ngày tuổi Vitamino solution 50ml Pha với 50L nước cho uống uống 1 lần/1 ngày trong 4 ngày 36 ngày tuổi AD3EC + B-Complex 60ml Pha với 50L nước cho uống
( Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2013)
3.2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Tất cả gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng cùng điều kiện nhưng khẩu phần khác nhau, gà cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn được cân vào buổi sáng và tối trước khi cho gà ăn, còn thức ăn thừa thì được cân vào mỗi buổi trưa lúc 14 giờ.
3.2.3.1 Chế độ chiếu sáng
Gà từ 3 tuần tuổi trở lên thì áp dụng chế độ chiếu sáng mỗi ngày là 12 giờ từ 17 – 5 giờ nhằm mục đích hạn chế chế độ ăn của gà.
3.2.3.2 Chế độ thông thoáng và vệ sinh chuồng trại
Do trại thiết kế theo kiểu chuồng kín nên từ đó hạn chế được sự ô nhiễm môi trường trong trại và xung quanh. Máng ăn và máng uống được vệ sinh thường xuyên, chất độn chuồng được sử dụng là vỏ trấu được đảo mỗi ngày
22 nhằm giúp khô thoáng và hút ẩm.
3.2.3.3 Khẩu phần cơ sở của gà thí nghiệm
Khẩu phần cơ sở của thức ăn thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng khẩu phần cơ sở (KPCS).
Thành phần Đơn vị Khởi động Tăng trưởng Vỗ béo Xuất chuồng dinh dưỡng (0 – 7) (8 – 21) (22 – 35) (Trên 36)
Đạm thô % 22 20,5 19 18 Năng lượng Kcal/kg 2900 3000 3100 3100 Xơ thô % 4 5 5 5 Canxi % 0,7 – 1,5 0,7 – 1,7 0,7 – 1,5 0,7 – 1,5 P tổng số % 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 NaCl % 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5 Lysine tổng số % 1,28 1,28 1,2 1,1 Methionin + Cystine % 0,92 0,9 0,88 0,78 Monensin mg/kg 100 100 – – Clopidon mg/kg 125 125 – – Diclazurin mg/kg 1 1 – – Colistine mg/kg 20 20 20 – Bacitracin zine mg/kg 50 50 – – Hoocmon mg/kg – – – – Salynomycin mg/kg – – 60 – Maduramycin mg/kg – – 5 –
(Nguồn: Công ty Emivest, 2013)
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi
Tỉ lệ hao hụt và tỉ lệ loại thải của từng ô nghiệm thức:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thích nghi của gà đối với điều kiện tiểu khí hậu và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Quan sát tình trạng sức khoẻ, tình hình bệnh tật của đàn gà rồi ghi nhận lại những con mắc bệnh, ghi lại số gà chết.
Tỉ lệ loại thải được ghi nhận hàng ngày, dựa vào cách quan sát triệu chứng gà bị què, không phát triển, xuệ cánh, phì diều,… được loại ra khỏi đàn để có thể có được kết quả chính xác nhất cho thí nghiệm đã được bố trí.
Chỉ tiêu nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi:
Theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi suốt quá trình thí nghiệm.
23
Mỗi ngày, thực hiện việc đo nhiệt độ và ẩm độ của ô chuồng nuôi thí nghiệm vào buổi sáng sớm 8 giờ và buổi trưa 14 giờ, mỗi lần đo lấy 3 kết quả ở 3 ô chuồng đầu, giữa và cuối.
Khối lượng bình quân (KLBQ) của gà qua các tuần tuổi:
Khối lượng của gà được ghi nhận lúc bắt đầu thí nghiệm và cuối mỗi tuần.
Mỗi tuần được thực hiện cân gà một lần vào 14 giờ. Mỗi lần cân 12 ô, mỗi ô 15 con bao gồm 7 con mái và 8 con trống. Sau khi cân xong, ta tiến