0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TRÌNH DƯỢC VIÊN Ở MỘT SỐ CÔNG TY DƯỢC PHẨM NƯỚC NGOÀI HỌAT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (Trang 50 -50 )

Từ kết quả nghiên cứu tại một số công ty dược phẩm nước ngoài đề tài có những kết luận và kiến nghị sau:

4.1. KẾT LUẬN

• Các công ty đã khảo sát đều áp dụng những phương thức quản lý kinh điển của quản trị nhân sự trong quản lý và đánh giá trình dược viên. Tuy nhiên mỗi công ty đều có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù riêng. • Trong đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trình dược viên, các công ty đánh giá theo mục tiêu với hai loại tiêu chí chính là số lượng và chất lượng công việc. Đối với các công ty đại diện cho nhà sản xuất hoặc công ty liên doanh hai loại tiêu chí này được đánh giá với trọng số tương đương. Đối với công ty đại diện cho nhà phân phối, do mục tiêu chính là xúc tiến thương mại nên tiêu chí số lượng là tiêu chí chủ yếu khi đánh giá.

• Thực hiện khoán doanh số sẽ ràng cột trách nhiệm của trình dược viên với hiệu quả kinh doanh của công ty nhưng rất dễ dấn tới tình trạng trình dược viên có những hoạt động trái với quy định hàh nghề.

• Qua khảo sát còn nhận thấy ở một số công ty còn chưa chấp hành một số quy định pháp luật như:

Còn tồn tại trình dược viên bán hàng trực tiếp.

Một số trình dược viên không phải là bác sỹ hoặc dược sỹ đại học.

Trình dược viên của một số công ty còn chưa có thẻ “người giới thiệu thuốc” khi hành nghề.

4.2. KIẾN NGHỊ

• Các cơ quan chức năng cần kiểm tra chặt chẽ hoạt động của trình dược viên, kịp thời ngăn chặn và có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc các trường hợp trình dược viên bán thuốc trực tiếp.

• Các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện cấp

thẻ “Người giới thiệu thuốc” và kết hợp với các bệnh viện nhà thuốc

phòng khám trong kiểm tra thẻ để quy định này thực sự phát huy hiệu quả. • Tăng cường kiểm tra quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, ngăn chặn việc liên kết của các trình dược viên và nhân viên y tế bán thuốc.

• Hội đồng thuốc và điều trị cần chủ động trong việc cung cấp thông tin thuốc và lựa chọn sử dụng thuốc an toàn hợp lý hiệu quả.

• Qua thực tế quản lý trình dược viên của các công ty DPNN, các công ty trong nước có thể tham khảo những kinh nghiệm, những ưu điểm và những mặt còn tồn tại, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự nói chung và quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nói riêng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước, hướng tới mục tiêu người Việt Nam sử dụng thuốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TRÌNH DƯỢC VIÊN Ở MỘT SỐ CÔNG TY DƯỢC PHẨM NƯỚC NGOÀI HỌAT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (Trang 50 -50 )

×