Từ lâu, phẫu thuật trị liệu giữ vai trò chính, kết hợp với hoá trị liệu như một biện pháp bổ trợ đã được coi như là phác đồ đa trị liệu kinh điển trong
điều trị ung thư. Tuy nhiên, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, phác đồ Phẫu thuật - Hoá trị liệu vẫn thất bại trong việc loại bỏ triệt căn khối u, tỷ lệ bệnh nhân tái phát sau phẫu thuật vẫn còn cao. Với mục đích giảm tỷ lệ tái phát, kéo dài thêm thời gian sống sau mổ, từ đầu những năm 1980, một phác đồ đa trị liệu mới gọi ỉà “Phẫu thuật - Hoá — Miễn dịch trị liệu” (immunochemosurgery) đã được thực hiện [37].
Ưu điểm của phác đồ Phẫu thuật- Hoá- Miễn dịch trị liệu so với Phẫu thuật - Hoá trị liệu thể hiện ở hai điểm:
- Sự có mặt của Miễn dịch trị liệu (sử dụng trong khoảng thời gian 4-6 ngày sau phẫu thuật), kết hợp vói Hoá và Phẫu thuật trị liệu có tác dụng đồng thời tấn công khối 11 bằng nhiều cơ chế.
- Vai trò và thòi gian bắt đầu sử dụng Hoá trị liệu: nếu như trong các phác đồ Phẫu thuật - Hoá trị liệu kinh điển, hoá liệu pháp chỉ đóng vai trò bổ trợ cho phẫu thuật và thời gian bắt đầu sử dụng thường là 3-6 tuần sau phẫu thuật thì ở phác đồ Phẫu thuật- Hoá- Miễn dịch, hoá liệu pháp được bắt đầu sớm hơn, trong khoảng thời gian 8-10 ngày sau phẫu thuật. Như vậy, ở đây vai trò của Hoá liệu pháp không còn chỉ là liệu pháp “bổ trợ” cho phẫu thuật nữa mà được coi là liệu pháp “kết hợp” với phẫu thuật, thậm chí có vai trò tương đương với phẫu thuật trong việc tiêu diệt khối LI [37].
Phác đồ Phẫu thuật — Hoá - Miễn dịch trị liệu dựa trên các cơ sở lý thuyết sau:
- Sự sụt giảm miễn dịch sau phẫu thuật: Phẫu thuật luôn đi cùng với sự cắt bỏ một phần của cơ thể, kết quả là dẫn tới suy giảm các hoạt động chức năng mà trong đó quan trọng nhất là sự sụt giảm của hệ miễn dịch. Sự suy giảm này bao gồm sự thiếu hụt cả về số lượng cũng như chức năng của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch, thường kéo dài trong khoảng thời gian 3 — 4 tuần sau phẫu thuật [33],[37],[38],[41].
- Miện tượng suy giảm của hệ miễn dịch trong khoảng thời gian 3- 4 tuần sau phẫu thuật (còn được gọi là khoảng trống miễn dịch) là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi di căn, kết quả là dẫn tới tái phát bệnh [37].
- Trong thời gian “khoảng trống miễn dịch" này, các vi di căn phân triển rất nhanh, do đó dễ bị tiêu diệt bởi hoá chất, vì các đa số các hoá chất điều trị ung thư đều hướng tác dụng tới những dòng tế bào có tốc độ phân triển cao.
Với những cơ sở lý thuyết trên, nếu bắt đầu sớm hai biện pháp Hoá trị liệu và Miễn dịch trị liệu thì sẽ đạt được các mục tiêu sau:
- Rút ngắn thời gian của khoảng trống miễn dịch, hạn chế sự sụt giảm của hệ miễn dịch trong khoảng thời gian đó.
- Tiêu diệt một cách hiệu quả các vi di căn sau phẫu thuật, giảm tỷ lệ tái phát và kéo dài thời gian sống sau mổ.
Như vậy, trong phác đồ Phẫu thuật-Hoá-Miễn dịch trị liệu, liệu pháp hoá học và miễn dịch không chỉ còn là những biện pháp bổ trợ cho phẫu thuật, mà chúng đã trở thành những liệu pháp kết hợp với phẫu thuật có vai trò tấn công khối u cùng một lúc bằng nhiều cơ chế. Sự kết hợp của ba liệu pháp này trong một phác đồ đa trị liệu có khả năng cải thiện đáng kể việc điều trị bệnh ung thư.