- Ởnhóm bệnh nhân được điều trị ASLEM, số lượng bạch cầu và lympho sau mổ 7 ngày (sau khi đã dừng ASLEM 710 ngày) cao hơn so vổi trước mổ
Hình 2.1 Hình ảnh tếbào chuyển dạng.
3.4.2. Đánh giá dưới nhóm thâm nhiễm lympho bào vào khôi u
Sự thâm nhiễm của lympho T và các dưới nhóm được đánh giá bằng kỹ thuật hoá mô miễn dịch(immunohistochemistry). Chúng được phát hiện thông qua các marker bề mặt (surface marker) bao gồm CD3, CD8 và CD56 (tế bào NK). Kỹ thuật được tiến hành tại Khoa Giải phẫu bệnh tế bào, Bệnh viện K Hà Nội. Kết quả thâm nhiễm CD3, CD8 được trình bày ở bảng 3.8 và 3.9.
Bảng 3.8. Kết quả thâm nhiễm CD3 vào khối u
Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (SD)
Nhóm chứng (n=5) 18,5 5,1
Nhóm thử (n=4) 44,9 49,6
p = 0,166.
So sánh sử dụng test T Student.
Nhân xét:
Mức độ thâm nhiễm CD3 vào mô ung thư trên các bệnh nhân thuộc nhóm thử có xu hướng cao hơn trên các bệnh nhân thuộc nhóm chứng, con số thâm nhiễm CD3 trung bình là 44,9 ở nhóm thử giảm xuống 18,5 với nhóm chứng.
Bảng 3.9. Kết quả thâm nhiễm CD8 vào khối u
Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (SD)
Nhóm thử (n=5) 9,67 3,7
Nhóm chứng (n=4) 9,65 8,0
p =0,497
So sánh sử dụne test T Student.
Nhân xét:
- Sự thâm nhiễm CD8 vào mô ung thư là tương đối đồng đều trên cả các bệnh nhân thuộc nhóm thử và nhóm chứng, con số trung bình lần lượt là 9,67 ở nhóm thử và 9,65 ở nhóm chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa (p=0,496).
• Để tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ thâm nhiễrrí CD3, CD8 vào mô ung thư với giai đoạn bệnh theo phân loại Dukes, chúng tôi chia các bệnh nhân làm hai nhóm dựa vào giai đoạn bệnh: nhóm thuộc giai đoạn sớm (Dukes A-B) và nhóm thuộc giai đoạn muộn (Dukes Ca- Cb).Kết quả được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Liên quan giữa mức độ thâm nhiễm CD3, CD8 vào mô ung thư với giai đoạn bệnh.
CD3(tb/vi trường) CD8(tb/vi trường)
Giai đoạn sớm (n=5) 18,7 ± 4 ,7 9,24 ± 3,4
Giai đoạn muộn(n=4) 51,3 ± 5 4 ,9 10,2 ±3, 1
p 0,110 0,339
So sánh sử dụng test T Student.
Nhân xét:
- Mức độ thâm nhiễm CD3 trên các bệnh nhân ở giai đoạn muộn có xu hướng cao hơn ở giai đoạn sớm, con số trung bình là 51,3 ở giai đoạn muộn và
18,7 ở giai đoạn sớm.
- Không có sự khác biệt về mức độ thâm nhiễm CD8 giữa hai nhóm bệnh nhân, trung bình ở nhóm giai đoạn sớm và giai đoạn muộn lần lượt là 9,24 và 10,2.
Tiếp tục tìm hiểu mối liên hệ giữa mức độ thâm nhiễm CD3, CD8 với giai đoạn bệnh và nhóm điều trị, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Liên quan giữa mức độ thâm nhiễm với giai đoạn bệnh và nhóm điều trị.
Nhóm Giai đoạn CD3 ' CD8
Nhóm thử (n = 5) Giai đoạn sớm 19,6 8,1
Giai đoạn muộn 61,7 10,7
Nhóm chứng (n = 4) Giai đoạn sớm 18,1 10,0
Giai đoạn muộn 19,8 8,7
Nhân xét:
- Trong nhóm thử, mức độ thâm nhiễm CD3 ở các bệnh nhân giai đoạn muộn có xu hướng cao hơn ở các bệnh nhân giai đoạn sớm, con số trung bình lần lượt là 61 và 19. Mức độ thâm nhiễm CD8 của các bệnh nhân nhóm thử không thấy có khác biệt nhiều giữa hai giai đoạn bệnh.
- ở nhóm chứng, mức độ thâm nhiễm của cả CD3 và CD8 không có khác biệt nhiều khi đánh giá với giai đoạn bệnh.
- Trên các bệnh nhân giai đoạn sớm, sự thâm nhiễm của CD3 cũng như CD8 giữa nhóm thử và nhóm chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa.
- Có sự chênh lệch đáng lưu ý giữa mức độ thâm nhiễm CD3 trên các bệnh nhân giai đoạn muộn ở hai nhóm điều trị. Trên các bệnh nhân ở giai đoạn muộn, sự thâm nhiễm CD3 có xu hướng tăng ở nhóm điều trị so với nhóm chứng. Với CD8, không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các bệnh nhân giai đoạn muộn thuộc nhóm thử và nhóm chứng.
Phần N
BÀN LUẬN
4.1. Về tình trạng sụt giảm đáp ứng miễn dịch sau mổ ở bệnh nhân ung thư đạ dày và đại trực tràng.
Sự tồn tại của mối liên hệ qua lại giữa ung thư, một loại bệnh lý ác tính của tế bào, với tình trạng suy giảm miễn dịch của bệnh nhân từ lâu đã được thừa nhận. Tinh trạng suy giảm miễn dịch là yếu tố thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của khối u, để rồi sự phát triển của khối 11 đến lượt nó lại là yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy giảm miễn dịch này.
Trong số các biện pháp điều trị ung thư từ trước tới nay, phẫu thuật cắt bỏ khối u luôn là phương pháp quan trọng nhất. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới một sự sụt giảm miễn dịch sau mổ trên các bệnh nhân ung thư. Sự sụt giảm này làm nặng thêm tình trạng suy giảm miễn dịch vốn đã có sẵn trên các bệnh nhân ung thư [26], [31], [33], [38], [40], [45], [48], tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các vi di căn và kết quả là dẫn tới tái phát bệnh.
Trong khoá luận này, mặc dù chỉ với số mẫu hiện tại, chúng tôi vẫn tiến hành đánh giá sự sụt giảm miễn dịch sau mổ trên bệnh nhân ung thư dạ dày và đại trực tràng.
4.1.1. Sự sụt giảm của các thông sô miễn dịch máu ngoại vi.
Số lượng bạch cầu và các dòng bạch cầu là những thông số miễn dịch cơ bản của máu ngoại vi, phản ánh một cách chung nhất khả năng đề kháng của cơ thể chống lại những yếu tố gây bệnh. Sự biến động của số lượng bạch cầu cũng như của các dòng bạch cầu trong những trường hợp bệnh lý có thể cung cấp cho ta những thông tin có giá trị trong việc đánh giá tình trạng miễn dịch của bệnh nhân cũng như trong việc theo dõi điều trị. v ề phương diện miễn
dịch, đặc biệt là trong miễn dịch chống una thư thì số lượng bạch cầu và các dòng bạch cầu phản ánh một cách gián tiếp khả năng đáp ứng kháng u của cơ thể.
Sự sụt giảm của số lượng bạch cầu cũng như của các dòng bạch cầu, đặc
biệt là dòng bạch cầu lympho, sau mổ đã được đề cập tới kh á nhiều tronơ V
văn [38], [40], [48], [52].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên 4 bệnh nhân thuộc nhóm chứng không thấy có sự sụt giảm của số lượng bạch cầu trước và sau mổ (bảng 3.2). Số lượng của các dòng bạch cầu (granulocyte và monocyte) cũng không có sự khác biệt trước và sau mổ (bảng 3.4, bảng 3.5).
Tuy nhiên, khi đánh giá dòng bạch cầu lympho, chúng tôi nhận thấy số lượng của chúng sau mổ sụt giảm một cách đáng kể so với trước mổ (bảng 3.3). Con số trung bình sau mổ là 1,4.103 (GA), giảm so với con số trung bình trước mổ là 2,2.103 (G/l), (p = 0,017) (bảng 3.3). Điều này'chứng tỏ có một sự sụt giảm miễn dịch sau mổ ở bệnh nhân ung thư dạ dày và đại trực tràng.
Nhận xét của chúng tôi phù hợp với kết quả của Warwick J .Adams và cs (1994): trên 25 bệnh nhân ung thư đại tràng được phẫu thuật cắt bỏ khối u, lympho T giảm từ 1772 (tb/ml) trước mổ xuống còn 1021(tb/ml) sau mổ [54]. c,- L. Tang và cs (2001) so sánh ảnh hưởng lên dòng bạch cầu lympho của phương pháp mổ nội soi với phương pháp mổ mở trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng nhận thấy phương pháp mổ mở làm số lượng lympho sụt giảm nhiều hơn so với phương pháp mổ nội soi. Lý giải sự khác biệt này, các tác giả cho rằng mổ nội soi gây thương tổn cho cơ thể ít hơn mổ mở, do đó ít có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch [52]. Như vậy theo chúng tôi có thể stress sau mổ đã dẫn tới sự sụt giảm miễn dịch, mà cụ thể trong trường hợp này là sự sụt giảm của dòng bạch cầu lympho so với trước mổ.
4.1.2. Về tỷ lệ đáp ứng chuyển dạng lympho bào với tác nhân kích thích không đặc hiệu.
Đáp ứng chuyển dạng lympho bào với tác nhân kích thích không đặc hiệu (polyclonal mitogen) là một test miễn dịch đơn giản, thông dụng dùng để đánh giá đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Sự chuyển dạng của các tế bào lympho là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Các tế bào lympho sau khi chuyển dạng sẽ thay đổi cả về hình thái và chức năng.về hình thái, các tế bào chuyển dạng là những tế bào lớn hơn bình thường, dưới kính hiển vi điện tử có thể quan sát thấy bào tương chứa nhiều ribosome, lưới nội sinh chất và ty thể [20]. v ề chức năng, các tế bào đã chuyển dạng là những tế bào thể hiện hoạt tính: sinh kháng thể (lympho B), gây độc tế bào (Tc, NK), điều hoà các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (Th) [20].
Nhiều nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng bệnh nhân bình thường (không mắc phải bệnh lý ác tính) cũng như trên đối tượng bệnh nhân ung thư đã cho thấy sự sụt giảm của đáp ứng miễn dịch sau mổ, trong đó có sự sụt giảm của đáp ứng chuyển dạng lympho bào [40], [45], [48]. Micheal s. Slade (1975) nghiên cứu trên 12 bệnh nhân cho thận, nhận thấy đáp ứng chuyển dạng lympho bào 24 giờ sau phẫu thuật giảm xuống chỉ còn 30% so với mức trước phẫu thuật, sự sụt giảm này duy trì trong khoảng thời gian 3 ngày sau phẫu thuật (p < 0,05) [40]. Kết quả nghiên cún trên 22 bệnh nhân ung thư đại trực tràng của M. Shafir (1980) cũng cho thấy có sự sụt giảm đáp ứng chuyển dạng tế bào với tác nhân kích thích là PHA sau mổ so với trước mổ [48].
Trong nghiên cứu của chúng tôi , đáp ứng chuyển dạng lympho bào với tác nhân kích thích PHA cho tỷ lệ chuyển dạng sau mổ trên các bệnh nhân thuộc nhóm chứng là 57 ± 13.1 (%), cao hơn so với trước mổ là 43,3± 21,9(%) (bảng 3.6). Như vậy, ởnhóm bệnh nhân của chúng tôi không thấy có sự sụt giảm của đáp ứng chuyển dạng lympho bào sau mổ so với trước mổ, thậm chí còn có xu
hướng cao hơn so với trước mổ với p = 0,08 (bảng 3.6), ngược với xu hướng của y văn. Điều này có thể xảy ra bởi vì đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và mang tính cá thể cao, hơn nữa cỡ mẫu của chúng tôi còn quá nhỏ (n = 4), trong khi với test chuyển dạng lympho bào, để có thể đưa ra kết luận về một xu hướng nào đó cần phải có cỡ mẫu >10.