Về tác dụng của phác đồ dùng ASLEM bổ trọ

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tác dụng của aslem lên đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào trong điều trị ung thư đường tiêu hóa (Trang 54)

- Ởnhóm bệnh nhân được điều trị ASLEM, số lượng bạch cầu và lympho sau mổ 7 ngày (sau khi đã dừng ASLEM 710 ngày) cao hơn so vổi trước mổ

Hình 2.1 Hình ảnh tếbào chuyển dạng.

4.2. Về tác dụng của phác đồ dùng ASLEM bổ trọ

Đánh giá tác dụng của phác đồ dùng ASLEM bổ trợ lên đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào chúng tôi sử dụng ba chỉ tiêu.

- Một số thông số miễn dịch máu ngoại vi. - Khả năng đáp ứng chuyển dạng lympho bào. - Sự thâm nhiễm lympho bào vào khối u . '

Trên các thông sô' miễn dịch máu ngoại vi, phác đồ dùng ASLEM bổ trợ không tác động nhiều tới các dòng bạch cầu granulocyte và monocyte (bảng 3.4,3.5). Trên kết quả của các chỉ số bạch cầu và lympho chúng tôi nhận thấy:

- Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi của 6 bệnh nhân thuộc nhóm thử sau mổ tăng cao hơn rõ rệt so với trước mổ (với p = 0,001) (bảng 3.2).

- Số lượng lympho bào ở máu ngoại vi của nhóm thử sau mổ cũng có xu hướng cao hơn so với trước mổ..

Những nhận xét trên cho phép chúng tôi rút ra một kết luận sơ bộ đầu tiên: phác đồ dùng ASLEM bổ trợ có tác dụng theo xu hướng tốt trên hệ miễn dịch của cơ thể. Nó không những ngăn chặn được sự sụt giảm của lympho bào sau mổ mà còn làm tăng cả số lượng bạch cầu tổng cũng như của dòng bạch cầu lympho trên các bệnh nhân được điều trị.

Đối với đáp ứng chuyển dạng lympho bào: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ chuyển dạng sau mổ trên nhóm bệnh nhân sử dụng ASLEM cao hơn so với nhóm chứng (67,5% so với 57,0% p =0,08), tv lệ này cũng cao hơn so với tỷ lệ chuyển dạng nhóm thử trước mổ - trước khi bắt đầu sử dụng phác đồ ASLEM (67,5% so với 59%, p = 0,03 ) (bảng 3.6). Điều này chứng tỏ

trong mô hình ex vivo của chúng tôi, ASLEM có tác dụng tăng đáp ứng chuyển dạng lympho bào. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Tiến Thành (2003) nghiên cứu tác dụng của ASLEM in vi tro lên đáp ứng chuyển dạng lympho bào của bệnh nhân ung thư đại trực tràng [24].

Sự thâm nhiễm lympho vào khối u trên bệnh nhân ung thư dạ dày và đại trực tràng từ lâu đã được coi là một yếu tố tiên lượng bệnh. D. Murray (1975) đã kết luận có mối liên quan giữa sự thâm nhiễm lympho vào khối u ở bệnh nhân ung thư đại tràng với tiên lượng bệnh cũng như với tỷ lệ sống 5 năm sau mổ [27]. Những kết quả tương tự cũng thu được từ các nghiên cứii khác của A.G. Watt (1978) trên ung thư đại tràng [55], của T.L. Svenneving(1984) trên ung thư đại trực tràng [51]. Tới năm 1986, một lần nữa giá trị của sự thâm nhiễm lympho vào mô ung thư trong u trực tràng được khẳng định trong nghiên cứu của J. Jass [36]. Với nghiên cứu của Jass năm 1987 [35], một hệ thống phân loại mức độ thâm nhiễm lympho bào vào khối u và mối tương quan giữa mức độ thâm nhiễm đó với tiên lượng bệnh trên bệnh nhân ung thư trực tràng đã bước đầu được hình thành. Gần đây, một số nghiên cứu đánh giá dưới nhóm thâm nhiễm lympho vào mô ung thư đã cho thấy có mối liên quan giữa mức độ thâm nhiễm NK (CD56) cao với tiên lượng bệnh tốt ở bệnh nhân ung thư dạ dày và đại trực tràng [46], [49].

Kết quả đánh giá sự thâm nhiễm lympho bào vào khối u dựa trên kỹ thuật mô học thường quy trên hai nhóm bệnh nhân thử và chứng của chúng tôi cho thấy ở nhóm thử, mức độ thâm nhiễm có xu hướng cao hơn so với nhóm chứne (mức độ thâm nhiễm ở nhóm thử là 3/5 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 80%, con số tương ứng ở nhóm chứng là 2/4 và 50%) (bảng 3.7).

Kết quả này của chúng tôi tương tự với kết quả của W.J.Adams và cs (1997) khi đánh giá tác dụng kích thích thâm nhiễm lympho bào bằng Cimetidin dùng trước và sau phẫu thuật (perioperative) trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu trên 42 bệnh nhân (18 thử và 24 chứng), các tác giả

nhận thấy ở nhóm thử có 10 bệnh nhân thâm nhiễm mức độ cao (56%), 8 bệnh nhân không thâm nhiễm (44%), con số tương ứng ở nhóm chứng là 5 (21%) và 19 (79%), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p = 0,03 [53].

Nghiên cứu sâu hơn về sự thâm nhiễm lvmpho tại mô ung thư, chúng tôi tiến hành kỹ thuật hoá mô miễn dịch để xác định các dưới nhóm thâm nhiễm. Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là đánh giá 4 chỉ số CD3, CD4, CD8 và CD56. Tuy nhiên do không có kit xác định CD4 nên tạm thời chúng tôi chỉ dùng lại xác định CD3, CD8, CD16. Khối u đóng trong block parafin sẽ được lưu lại để đánh giá tiếp CD4 khi có điều kiện.

Trong kết quả của chúng tôi, có sự chênh lệch rất đáng lưu ý giữa số lượng CD3 thâm nhiễm ở nhóm thử so với nhóm chứng (trung bình là 44,9 tb/vi trường ở nhóm thử và 18,5 tb/vi trường ở nhóm chứng). Chúng tôi không thấy có sự khác biệt về sự thâm nhiễm CD8 khi so sánh giữa hai nhóm (9,67 tb/vi trường ở nhóm thử và 9,65 tb/vi trường nhóm chứng ) (bảng 3.8, 3.9).

Tìm hiểu mối liên hệ giữa mức độ thâm nhiễm CD3 và CD8 với giai đoạn bệnh, chúng tôi không thấy có sự khác biệt về mức độ thâm nhiễm CD8 của hai nhóm bệnh nhân ở giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. (Bảng 3.10). Với CD3, ở nhóm chứng cũng không thấy có sự khác biệt về mức độ thâm nhiễm giữa giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Nhưng ở nhóm thử thì sự khác biệt đó lại rõ rệt: số lượng CD3 thâm nhiễm trung bình trên các bệnh nhân giai đoạn sớm và giai đoạn muộn lần lượt là 19,6 và 61,7 (bảng 3.11). Như vậy kết quả này ngược với xu hướng đã nêu trong y văn: sự thâm nhiễm lympho bào vào khối u giảm theo giai đoạn bệnh [46], [49], [55], nghĩa là bệnh càng nặng, kích thước u càng lớn thì sự thâm nhiễm càng giảm. Về mặt lý thuyết, có thể biện giải kết quả của chúng tôi bằng đặc tính của các tác nhân kích thích miễn dịch: tác dụng của các tác nhân kích thích miễn dịch thường thể hiện tốt hơn trên những trường hợp suy giảm miễn dịch nặng so với những trường hợp suy giảm miễn dịch nhẹ hay không suv giảm. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chưa thể

có được một luận cứ chắc chắn vì cỡ mẫu đem phân tích còn quá nhỏ, khôns đáp ứng được với yêu cầu của các phép toán thống kê.

Nghiên cứu về sự thâm nhiễm NK vào mô ung thư, chúng tôi bất ngờ khi toàn bộ các mẫu xác định NK của chúng tôi đều cho kết quả âm tính. Kết quả này hoàn toàn ngược với kết quả của Nguyễn Hoàng Anh (2001), s. Coca (2000), s. Ishigami (1997) về sự thâm nhiễm NK trên bệnh nhân ung thư dạ dày và đại trực tràng [2], [46], [49], song chúng tôi sẽ phải chờ tới khi kết thúc đề tài nghiên cứu "Đánh giá tác dụng điều trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày và đại trực tràng bằng phác đồ FUFOL-ASLEM" ở bệnh viện Việt Đức mới có thể kết luận được chính xác hơn về hiệu quả của ASLEM.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu bước đầu về tác dụng của phác đồ bổ trợ dùns ASLEM trên 10 bệnh nhân ung thư dạ dày và đại trực tràng được phẫu thuật bao gồm 6 bệnh nhân thuộc nhóm thử (điều trị bằng FUFOL+ASLEM) và 4 bệnh nhân thuộc nhóm chứng (không dùng ASLEM bổ trợ) chúng tôi bước đầu rút ra một số kết luận sơ bộ sau:

1. Khả năng đáp ứng miễn dịch trên bệnh nhân ung thư dạ dày và đại trực tràng có xu hướng sụt giảm sau phẫu thuật cắt bỏ khối u thể hiện sự sụt giảm về số lượng của dòng bạch cầu lympho.

2. Phác đồ điều trị bổ trợ bằng ASLEM có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu cũng như dòng bạch cầu lympho trong máu ngoại vi, tăng kích thích chuyển dạng lympho bào, do đó phục hồi lại đáp ứng miễn dịch đang bị suy giảm trên bệnh nhân ung thư dạ dày và đại trực tràng.

3. Phác đồ điều trị bổ trợ bằng ASLEM có xu hướng làm tăng sự thâm nhiễm lympho bào vào mô ung thư dạ dày và đại trực tràng đặc biệt là trên bệnh nhân ở giai đoạn muộn (Dukes’ C).

ĐỂ XUẤT

Những kết quả đạt được trong một thời gian ngắn trình bày trong khoá luận này chỉ là tổng kết bước đầu của đề tài nghiên cứu "Đánh giá tác dụng điều trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày và đại trực tràng bằng phác đồ FUFOL-ASLEM” đang được tiến hành tại Bệnh viện Việt Đức. Với số lượng bệnh nhân nhập viện được lựa chọn vào nghiên cứu trong thời gian này còn quá ít để có thể kết kuận về những vấn đề đã nêu trong khoá luận. Vì vậy chúng tôi mong muốn được tiếp tục tham gia vào đề tài thử nghiêm lâm sàng có đối chứng thuốc ASLEM để chứng minh rõ hơn hiệu quả kích thích miễn dịch của ASLEM trên bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tác dụng của aslem lên đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào trong điều trị ung thư đường tiêu hóa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)