KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tác dụng của aslem lên đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào trong điều trị ung thư đường tiêu hóa (Trang 38)

- Nuôi cấy tế bào:

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Từ tháng 12/2003 tới tháng 5/2004 có 10 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, trong đó có 6 bệnh nhân được sử dụng phác đồ điều trị bổ trợ bằng ASLEM (nhóm thử) và 4 bệnh nhân không sử dụng ASLEM (nhóm chứng).

3.1. Đặc điểm của các nhóm bệnh nhân.

Hai nhóm bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu đã được khảo sát về những đặc điểm dịch tễ học. Kết quả được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu

Nhóm thử (n = 6) Nhóm chứng (n = 4) p Tuổi 51,7 ± 4,9 54 ± 10,4 0,679* Giới Nam 4 (66,6%) 3 (75%) 1,0** Nữ 2 (33,4%) 1 (25%) Dạ dày 5 (83,3%) 1 (25%) Vị trí Trực tràng 1 (16,7%) 3 (75%) 0,190** Đại tràng Giai đoạn bệnh Dukes A - B Dukes c (4 (40%) 3 (60%) 3 (75%) 1 (25%) 0,571** * So sánh sử dụng test T Student

Nhân xét:

- Sự phân bố theo tuổi và giới giữa nhóm điều trị và nhóm chứng là tương đối đồng đều và khác biệt không có ý nghĩa ( p > 0,05)

- Trong số 6 bệnh nhân thuộc nhóm điều trị, có 5 bệnh nhân ung thư dạ dày (83,3%), 1 bệnh nhân ung thư trực tràng (16,7%), trong số 4 bệnh nhân thuộc nhóm chứng có 3 bệnh nhân ung thư trực tràng (75%), 1 bệnh nhân ung thư dạ dày. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về vị trí u giữa hai nhóm bệnh nhân.

- Trong 6 bệnh nhân thuộc nhóm điều trị có 2 bệnh nhân ở giai đoạn sớm (Dukes A — B, 40%), 3 bệnh nhân ở giai đoạn muộn (Dukes c , 60%),

còn lại 1 bệnh nhân chưa nhận được kết quả phân loại giai đoạn; trong 4 bệnh nhân thuộc nhóm không điều trị có 3 bệnh nhân ở giai đọan sớm (75%), 1 bệnh nhân ở giai đoạn muộn ( 25%). Giai đoạn bệnh của các bệnh nhân thuộc nhóm chứng có xu hướng sớm hơn giai đoạn bệnh của các bệnh nhân thuộc nhóm thử.

3.2. Kết quả đánh giá một số thông số miễn dịch trong máu ngoại vi.

Các thông số miễn dịch trong máu ngoại vi (số lượng bạch cầu, số lượng và tỷ lệ của các dòng bạch cầu) được đánh giá làm 4 lần: lần 1 đánh giá trước mổ (ngay sau hội chẩn duyệt mổ, bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu); lần 2 đánh giá tại thời điểm 7 ngày sau mổ; lần 3 đánh giá tại thời điểm cuối đợt truyền hoá chất thứ 3; lần 4 đánh giá tại thời điểm cuối đọt truyền hoá chất thứ 6.

Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, những số liệu chúng tôi thu được chủ yếu chỉ là kết quả của hai lần đánh giá đầu tiên. Các kết quả được trình bày trong các bảng 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5.

L0 0 Bảng 3.2. Số lượng bạch cầu ở hai nhóm bệnh nhân (G/l)

Lần 1 (trước mổ) Lần 2 (7 ngày sau mổ)

Nhóm thử (n = 6) 7,4 ± 3 ,7 (1 ) 13,3 ±3,5 (3) Nhóm chứng (n = 4) • 6,3 ± 1 ,0 (2) 7 3 ± 2,3 (4) p, _ 2 = 0,297 p2_4 = 0,286 p , ” = 0 , 0 0 1 p3-4= 0 , 0 2

Kết quả được trình bày dưới dạng trung bình + độ lệch chuẩn . So sánh hai giá trị trung bình sử dụng test T Student.

Nhân xét:

- Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi trước khi mổ giữa hai nhóm thử và chứng là tương đương với nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa(p = 0,279).

- Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi ở nhóm không điều trị, trước mổ và sau mổ cũng không có sự khác biệt ( p = 0,286).

- Số lượng bạch cầu của nhóm điều trị trước mổ thấp hơn hẳn so với sau mổ, sự khác biệt ở đây là có ý nghĩa (p = 0,0 0 1).

- Số lượng bạch cầu sau mổ ở nhóm không điều trị thấp hơn hẳn so với nhóm điều trị, sự khác biệt là có ý nghĩa ( p = 0,0 2).

Bảng 3.3. Sô lượng lympho ở hai nhóm bệnh nhân (G/I)

Lần 1 (trước mổ) Lần 2 (7 ngày sau mổ)

Nhóm thử (n = 6) 2,3 ± 0,39(1) 3,1 ± 1,6 (3) Nhóm chứng (n = 4) 2,2 ±0,5 (2) 1,4 ± 0,3 (4) pN 2 = 0,395 P2-4 =0,01 P1-3 =0,21 p3-4=0,07

Kết quả được trình bày dưới dạng trung bình + độ lệch chuẩn. So sánh hai giá trị trung bình sử dụng test T Student.

Nhân xét:

- Số lượng tế bào lympho trong máu ngoại vi hai nhóm bệnh nhân, trướcmổ là tương đối đồng đều (Pị_2 = 0,395)

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tác dụng của aslem lên đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào trong điều trị ung thư đường tiêu hóa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)