Giải pháp từ phía Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty thông tin di động việt nam VMS (Trang 92)

3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm tại công ty

3.2.Giải pháp từ phía Nhà nƣớc

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp thông tin di động

Môi trƣờng vĩ mô là yếu tố các doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc nhƣng lại có tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, Nhà nƣớc cần chủ động hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan, đƣa ra các chính sách điều tiết vĩ mô, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, khuyến khích đầu tƣ cho lĩnh vực thông tin di động[11].

Theo Bảng xếp hạng môi trƣờng kinh doanh viễn thông Châu Á Quý IV năm 2009 của BMI, Việt Nam chỉ xếp vị trí 17/18 quốc gia có tên trong danh sách, thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á[25]. Điều này cho thấy môi trƣờng kinh doanh viễn thông tại Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu là do thủ tục hành chính phức tạp, chƣa có hệ thống pháp luật hoàn thiện để điều chỉnh, quy định các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.

Hiện nay, văn bản pháp luật duy nhất điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam là Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông ra đời từ năm 2002, khi lĩnh vực này tại Việt Nam còn ở giai đoạn phát triển sơ khai. Trải qua gần 8 năm thực hiện, Pháp lệnh đã trở nên lạc hậu, không còn phù

87

hợp với tình hình kinh tế hiện nay của đất nƣớc và gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp khai thác dịch vụ viễn thông di động, đòi hỏi Nhà nƣớc cần ban hành một văn bản pháp luật mới, cập nhật với trình độ phát triển của lĩnh vực viễn thông nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Thực tế, sau một thời gian dài soạn thảo, Luật Viễn thông đã ra đời và sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2010. Tuy chƣa đƣợc chính thức áp dụng song Luật đã thể hiện một số hạn chế, còn có nhiều điểm mâu thuẫn và trùng nhau, chƣa có tính cụ thể, nhƣ quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông[7]. Trên thực tế, việc sử dụng chung trong cơ sở hạ tầng rất phức tạp bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền lợi của các bên tham gia, dễ dẫn đến tình trạng bất hợp tác, tranh chấp, kiện tụng. Do đó, Chính phủ cần ban hành thêm các điều khoản cụ thể về việc khuyến khích và ƣu tiên các doanh nghiệp chia sẻ và đƣa ra các chế tài cụ thể nếu doanh nghiệp vi phạm.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi, chắc chắn một số điều khoản trong Luật Viễn thông sẽ không phù hợp với thực tiễn, đặt ra yêu cầu các cơ quan lập pháp phải lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức góp ý để sửa đổi, bổ sung Luật Viễn thông ngày càng hoàn thiện hơn nữa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động nói riêng.

Để tạo lập môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, Nhà nƣớc cần xem xét cho phép thành lập một hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Thực tế thị trƣờng Việt Nam cho thấy mọi doanh nghiệp đều mong muốn phát triển kinh doanh và vƣơn lên vị trí hàng đầu thông qua hình thức khuyến mại, giảm giá ồ ạt để thu hút khách hàng. Đây là biểu hiện của hình thức cạnh tranh không lành mạnh và làm cho lợi nhuận/thuê bao của các công ty giảm xuống rất thấp. Sự ra đời của một hiệp hội nhƣ vậy sẽ giúp gắn kết các doanh nghiệp tiến tới hợp tác, thảo luận tìm ra

88

phƣơng pháp cạnh tranh bình đẳng hơn, cách thức kinh doanh hiệu quả hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn.

3.2.2. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp hiện đại hoá công nghệ

Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, các nhà kinh tế đều cho rằng, đổi mới đã thật sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục, hiện đại hoá về công nghệ trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thông tin di động, đổi mới đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, là yếu tố tất yếu có ý nghĩa quyết định sự tăng trƣởng và thành công mang tính chiến lƣợc bởi trên thế giới, công nghệ di động luôn luôn thay đổi và phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Do đó, để chính sách đa dạng hoá sản phẩm đem lại hiệu quả, sản phẩm đƣa ra đƣợc công chúng đón nhận, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng, công ty VMS - MobiFone cần đầu tƣ nâng cấp hệ thống công nghệ kỹ thuật.

Tuy nhiên, để hiện đại hoá công nghệ, VMS nói riêng và các doanh nghiệp khai thác viễn thông di động nói chung gặp không ít khó khăn, cản trở do mức chi phí cho chọn lựa và thích nghi công nghệ mới thƣờng lớn so với khả năng của doanh nghiệp, nguồn lực hạn chế để có thể theo dõi tình hình cạnh tranh, các thông tin về công nghệ mới, các tiêu chuẩn mới và các quy định luật pháp mới. Những khó khăn này đặt ra yêu cầu Nhà nƣớc cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đổi mới, hiện đại hoá công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bắt kịp trình độ với các nƣớc phát triển trên thế giới.

89

- Nhà nƣớc có thể tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hoá công nghệ thông qua hình thức cho vay vốn mua sắm trang thiết bị với mức lãi suất ƣu đãi trong một khoảng thời gian nhất định..

- Ký kết những hiệp định song phƣơng và đa phƣơng với các quốc gia trên thế giới về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực viễn thông di động.

- Hình thức hỗ trợ về tƣ vấn: Nhà nƣớc tuyển chọn và thành lập mạng lƣới các chuyên gia tƣ vấn kỹ thuật, đƣa ra những lời khuyên cụ thể, cả về công nghệ và kinh doanh để giải quyết những khó khăn của cơ sở. Phần chi phí trả công cho các chuyên gia tƣ vấn kỹ thuật có thể đƣợc Nhà nƣớc chi trả một phần hoặc toàn bộ.

- Phổ biến công nghệ và tăng cƣờng năng lực đổi mới cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động bằng cách tổ chức cho các doanh nghiệp tham quan các viện nghiên cứu, các đơn vị kinh doanh áp dụng công nghệ mới tại nƣớc ngoài hoặc tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc triển lãm, trình diễn công nghệ mới.

* * *

Tóm lại, chƣơng 3 đã nêu đƣợc định hƣớng phát triển ngành viễn thông di động tới năm 2020 của Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam, dự báo những xu hƣớng phát triển của thị trƣờng thông tin di động trong những năm sắp tới; trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ cho công ty VMS. Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động thuần tuý, MobiFone nên tập trung theo đuổi chiến lƣợc đa dạng hoá đồng tâm và đa dạng hoá chiều ngang, thực hiện thật tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng, chủ động hiện đại hoá công

90

nghệ, tăng cƣờng hợp tác với các mạng di động khác trên thế giới để đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nƣớc cũng cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông di động ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa.

91

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống khoa học, công nghệ thông tin và kỹ thuật, dịch vụ thông tin di động đang dần trở nên phổ cập và thông dụng đối với xã hội và trong tƣơng lai gần, đây sẽ trở thành dịch vụ thiết yếu đối với cuộc sống con ngƣời. Khi đó, thị trƣờng sẽ tiệm cận mức bão hoà gây khó khăn cho hoạt động phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đem lại cho công ty Thông tin di động Việt Nam thêm một cách thức cạnh tranh và phát triển, mở rộng kinh doanh lành mạnh và bền vững trên thị trƣờng là áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm.

Qua nghiên cứu, tổng hợp, khoá luận đã hệ thống hoá đƣợc một số vấn đề cơ bản về dịch vụ thông tin di động và chiến lƣợc đa dạng hoá sản phẩm trong kinh doanh. Trong đó khoá luận tập trung tìm hiểu về các đặc điểm của dịch vụ di động, các hình thức đa dạng hoá sản phẩm cũng nhƣ sự cần thiết phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm trong kinh doanh ngày nay để làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá và giải pháp trong hai chƣơng tiếp theo.

Thông qua việc sử dụng các biện pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại MobiFone từ năm 2006 tới 2009, đƣa ra cái nhìn tổng quát về tình hình mở rộng quy mô dịch vụ cơ bản và dịch vụ GTGT của công ty trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, khoá luận cũng thực hiện đánh giá những thành công và hạn chế trong việc thực hiện đa dạng hoá hoá tại VMS và đi tìm một số nguyên nhân gây ra những hạn chế này để tìm cách khắc phục trong tƣơng lai.

Trong những năm sắp tới, lĩnh vực viễn thông nói chung và thông tin di động nói riêng sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa, quy mô thị trƣờng sẽ không ngừng đƣợc mở rộng, nhu cầu con ngƣời sẽ ngày càng đƣợc nâng

92

cao, các dịch vụ trên nền công nghệ 3G và các dịch vụ nội dung sẽ bùng nổ và trở thành nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp khai thác dịch vụ thông tin di động.

Trên cơ sở đánh giá những thành công và hạn chế của công ty, xem xét định hƣớng phát triển ngành viễn thông của Đảng, Nhà nƣớc và Tập đoàn BCVT Việt Nam cũng nhƣ dự đoán xu thế phát triển của thị trƣờng trong tƣơng lai, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp cả tầm vi mô (từ phía doanh nghiệp) và vĩ mô (từ phía các cơ quan Nhà nƣớc) với mong muốn có thể đóng góp ý kiến giúp cho chính sách đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tại công ty Thông tin di động Việt Nam ngày càng hoàn thiện, mang lại kết quả kinh doanh cao và trở thành công cụ cạnh tranh hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Chu Ngọc Anh, Hoàng Anh, Đặng Đình Lâm, (2004), Hệ thống thông tin

di động 3G và xu hướng phát triển, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số nhà ở Trung ƣơng (2009), Báo cáo kết quả

sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, Hà Nội.

3. Công ty Thông tin di động Việt Nam, Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh

2006 - 2009, Hà Nội.

4. Công ty Thông tin di động Việt Nam (2010), Báo cáo doanh thu dịch vụ 3G, Hà Nội.

5. Lê Thế Giới, Nguyễn Minh Duẫn (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh

của VMS-MOBIFONE trên thị trường thông tin di động, Số 2 - 2007, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

6. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp viễn thông di động Việt Nam, Tạp chí Kinh tế dự báo số 449, Hà Nội.

7. Luật Viễn thông Việt Nam.

8. Lê Ngọc Minh (2008), Phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế, Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Lƣu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Lê Đào Nguyên (2007), Phát triển và mở rộng dịch vụ trên nền tảng

công nghệ hiện đại và đồng bộ, Thông tin đầu tƣ và phát triển Việt Nam số

94

11. Lê Đức Niệm (2007), Quản lý thị trường và dịch vụ viễn thông, NXB Bƣu điện, Hà Nội.

12. Bùi Xuân Phong, TS Trần Đức Thung (2002), Chiến lược kinh doanh Bưu

chính viễn thông, NXB Thống kê, Hà Nội.

13. Quyết định số 158/2001/QĐ - TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Bƣu chính - Viễn thông đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

14. Nguyễn Thƣợng Thái (2006), Giáo trình Marketing dịch vụ, NXB Bƣu chính, Hà Nội.

15. Tổng Công ty Bƣu chính viễn thông Việt Nam (2005), Định hướng phát

triển Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2008), Số liệu phát triển bưu chính viễn

thông, Internet 2006 – 2007 – 2008, Hà Nội.

17. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2009), Kết quả hoạt động bưu chính viễn

thông 2009, Hà Nội.

18. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2009), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, Hà Nội.

19. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Xuân Vinh, Mai Thế Nhƣợng (2003), Marketing chìa khoá của

sự thành công trong kinh doanh viễn thông, Nhà xuất bản Bƣu điện, Hà Nội.

21. Viện Kinh tế bƣu điện (2008), Chiến lược Marketing trong Viễn thông,

NXB Bƣu điện, Hà Nội.

22. Viện Kinh tế bƣu điện (2003), Kế hoạch hoá kinh doanh viễn thông trong

95

23. Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (2001), Từ điển thuật ngữ

kinh tế học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

24. Ansoff (1957), Strategies for Diversification, Harvard Business Review, Vol. 35 Issue 5.

25. Business Monitor International (2009), Vietnam Telecommunications

report Q4 2009, London.

26. Marc Daniel Einstein (2008), Making 3G work in Vietnam, Vietnam 3G Conference presentation, Hanoi.

27. Philip Kotler (2003), Marketing Management (11th edition), Prentice Hall. 28. Mobile Monday Vietnam (2009), Facts, figures and forecast for the

Vietnam mobile market, Hanoi.

Các website: http://www.mobifone.com.vn http://www.vietteltelecom.vn http://www.vinaphone.com.vn http://www.sfone.com.vn http://www.vietnamobile.com.vn http://www.beeline.vn http://www.evntelecom.com.vn

http://en.wikipedia.org/wiki/Diversification truy cập lúc 15h ngày 3/3/2010 http://en.wikipedia.org/wiki/Ansoff_matrix truy cập lúc 16h ngày 3/3/2010

i

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN TIÊU BIỂU CỦA MOBIFONE

I. MobiGold

- Thanh toán cƣớc thuận lợi, dễ dàng: Khách hàng có thể đăng ký thu cƣớc tại nhà, thanh toán thông qua hệ thống ATM của Vietcombank, hoặc đến nộp cƣớc tại các điểm thu cƣớc của MobiFone.

- Chăm sóc khách hàng trên toàn quốc, 24h/24h (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng miễn phí nhiều tiện ích: Dịch vụ tra cứu thông tin MobiFoneInfo… - Chƣơng trình chúc mừng sinh nhật: Áp dụng cho các khách hàng MobiGold, với nhiều quà tặng hấp dẫn.

- Chƣơng trình tặng quà cho khách hàng đặc biệt: Định kỳ MobiFone sẽ tổ chức trao tặng quà cho những khách hàng đặc biệt có nhiều đóng góp cho MobiFone.

- Chƣơng trình kết nối dài lâu (chƣơng trình điểm thƣởng của MobiFone): Dành cho các khách hàng tham gia chƣơng trình. Hội viên sẽ đƣợc tính điểm dựa trên tiêu chí mức cƣớc sử dụng hàng tháng. Khi tích luỹ đến một mức nhất định số điểm của hội viên sẽ đƣợc quy đổi thành giải thƣởng.

II. Mobi365

- Không cƣớc hoà mạng, không cƣớc thuê bao. - Không phân biệt cƣớc nội mạng và liên mạng. - Cƣớc gọi hấp dẫn: chỉ 200 đồng/10 giây đầu tiên.

- Ngay khi hòa mạng, tài khoản có thời hạn sử dụng là 365 ngày.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty thông tin di động việt nam VMS (Trang 92)