Sự cần thiết thực hiện đa dạng hoá sản phẩm trong kinh doanh dịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty thông tin di động việt nam VMS (Trang 27)

3. Chính sách đa dạng hoá sản phẩm trong kinh doanh dịch vụ thông tin d

3.3. Sự cần thiết thực hiện đa dạng hoá sản phẩm trong kinh doanh dịch

vụ thông tin di động

3.3.1. Nhu cầu thị trƣờng ngày càng phong phú, đa dạng và thƣờng xuyên biến đổi

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội cũng đƣợc nâng cao về nhiều mặt, con ngƣời có đòi hỏi ngày càng cao cả về hình thức và nội dung ở các sản phẩm, dịch vụ họ tiêu dùng. Các sản phẩm, dịch vụ không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng khi chúng chỉ mang “lợi ích cốt lõi” đơn thuần mà còn phải mang tính thẩm mĩ, sự tiện nghi và phong phú về chủng loại[22]. Việc một số sản phẩm, dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhƣng có thêm một số đặc tính riêng biệt khác nhau để thoả mãn từng phân đoạn thị trƣờng nhất định chính là một biểu hiện của hoạt động đa dạng hoá sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm tạo ra nhiều mặt hàng, dịch vụ mới phong phú với chất lƣợng cao sẽ đem lại cho ngƣời tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn, do đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

Theo quy luật tất yếu, thị trƣờng luôn vận động và biến đổi không ngừng làm nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn, phong phú hơn tạo ra những thách thức và cũng đồng thời mang đến những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Môi trƣờng kinh doanh sôi động, đầy cạnh tranh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cố gắng làm mới và mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ của mình dựa trên cơ sở hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm hiện có song song với việc nghiên cứu, đƣa vào sản xuất kinh doanh những mặt hàng mới để đáp ứng tốt nhất, đầy đủ nhất nhu cầu, thị hiếu phong phú của khách hàng, tạo thế chủ động trên thị trƣờng cạnh tranh gay gắt ngày nay[21].

22

3.3.2. Chu kì sống của sản phẩm dịch vụ ngày càng bị rút ngắn do sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Chu kì sống của sản phẩm hay còn gọi là vòng đời sản phẩm là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trƣờng kể từ khi sản phẩm đó đƣợc thƣơng mại hoá đến khi bị đào thải khỏi thị trƣờng. Vòng đời sản phẩm dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, bản thân sản phẩm, các yếu tố môi trƣờng vi mô và vĩ mô, các sản phẩm thay thế… [19]. Việc nghiên cứu vòng đời sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có những kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khai thác tốt các nguồn lực nhằm đảm bảo thành công cho các mục tiêu chiến lƣợc của mình.

Thông thƣờng, vòng đời sản phẩm dù là hữu hình hay vô hình cũng đều đƣợc chia làm 4 giai đoạn: thâm nhập, tăng trƣởng, chín muồi và suy tàn.

- Giai đoạn thâm nhập:

+ Khối lƣợng sản phẩm bán ra thể hiện qua doanh số nói chung ở mức thấp, thậm chí rất thấp.

+ Chi phí quảng cáo đang phải duy trì ở mức cao nhằm giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Các chi phí khác cũng lớn nhƣ chi phí hoàn thiện sản phẩm, kênh luồng phân phối qua các khâu bán buôn và bán lẻ, xây dựng kho và cửa hàng, chi phí xúc tiến bán hàng.

+ Lợi nhuận hầu nhƣ chƣa có, thậm chí phải tạm thời chấp nhận lỗ vốn vì tổng chi phí lớn, giá thành đơn vị sản phẩm cao, mức giá bán bƣớc đầu phải duy trì thấp nhằm thu hút khách hàng.

+ Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thâm nhập đƣợc sản phẩm, hấp dẫn đƣợc khách hàng để tăng doanh số.

- Giai đoạn tăng trƣởng:

23

+ Giá thành sản phẩm từng bƣớc giảm, quy mô sản xuất của doanh nghiệp từng bƣớc đƣợc mở rộng song chi phí hoàn thiện sản phẩm và quảng cáo vẫn phải duy trì ở mức hợp lý.

+ Lợi nhuận xuất hiện và từng bƣớc tăng. - Giai đoạn chín muồi

+ Doanh số tăng mạnh và đạt mức cao nhất.

+ Giá cả ổn định ở mức cao hợp lý theo mức sản phẩm bán chạy, thị trƣờng đƣợc mở rộng.

+ Lợi nhuận tăng nhanh tới mức cao nhất do doanh số và giá cả đều tăng, giá thành hạ (sản xuất hàng loạt, chi phí quảng cáo ở mức thấp nhất).

+ Cuối giai đoạn này, sau khi đạt cực đại, doanh số và lợi nhuận đƣợc duy trì ở mức bão hoà một thời gian nhất định rồi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu trì trệ; sản phẩm kém chạy, khách hàng ít hơn.

- Giai đoạn suy tàn:

+ Doanh số và lợi nhuận giảm mạnh, những diễn biến xấu đi ngày càng sâu sắc.

+ Trƣớc tình hình đó, doanh nghiệp phải giảm giá bán hàng, tăng chi phí quảng cáo, củng cố chất lƣợng sản phẩm, cải thiện kênh phân phối ở những khâu cần thiết, chú trọng cung cấp dịch vụ tốt hơn…Tuy nhiên, những nỗ lực trên chỉ có thể cải thiện tình hình ở một mức độ nhất định chứ không thể làm thay đổi quy luật. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng loại bỏ sản phẩm lỗi thời và kịp thời nghiên cứu bổ sung sản phẩm mới thay thế.

Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh nhƣ vũ bão. Một khối lƣợng đồ sộ các phát minh sáng chế ra đời đã tạo ra ngày càng

24

nhiều công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên liệu mới. Các thành tựu khoa học công nghệ đƣợc áp dụng ngày càng rộng rãi vào sản xuất làm cho giai đoạn bão hoà và suy thoái của một sản phẩm, dịch vụ đến nhanh hơn. Đặc biệt, không ở đâu mà sự ứng dụng công nghệ lại phát triển nhanh và rộng rãi nhƣ trong lĩnh vực thông tin di động.

Sự thay đổi, lạc hậu nhanh chóng của công nghệ và sản phẩm không cho phép doanh nghiệp tự hài lòng với những gì hiện có mà phải tranh thủ nắm bắt kịp thời những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ và sử dụng những thành tựu ấy nhƣ một lợi thế cạnh tranh. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn xem xét, đánh giá sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống, nếu đang ở giai đoạn bão hoà doanh nghiệp sẽ tìm cách cải tiến sản phẩm đó để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm hoặc chuẩn bị nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trƣờng. Sự xuất hiện của các ngành công nghệ mới là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhƣ một phƣơng thức phát triển tất yếu.

3.3.3. Đa dạng hoá sản phẩm giúp phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh

Mục tiêu chính của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh là lợi nhuận nhƣng trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, sự thành công của doanh nghiệp bị đe dọa bởi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Một cơ hội kinh doanh có khả năng thu lợi càng lớn thì mức độ rủi ro kinh doanh xảy ra đối với doanh nghiệp càng cao. Các nguyên nhân gây ra rủi ro có thể đến từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp nhƣ máy móc thiết bị không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp...hay từ môi trƣờng kinh doanh nhƣ sự thay đổi đột ngột nhu cầu, chính sách kinh tế của nhà nƣớc...

25

Nhiều khi một dịch vụ di động mới đƣợc đƣa ra thị trƣờng không đáp ứng đúng nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng, gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy khi xây dựng các phƣơng án kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc ngăn ngừa rủi ro đảm bảo độ an toàn cao nhất cho doanh nghiệp. Một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro là thực hiện đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra các tuyến sản phẩm bổ sung lẫn nhau thay vì chỉ tập trung sản xuất một sản phẩm khi các yếu tố khách quan biến động có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

3.3.4. Đa dạng hoá sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một hiện tƣợng có tính phổ biến tồn tại trong các doanh nghiệp hiện nay là các nguồn lực không đƣợc tận dụng hết mức sản xuất thực tế. Sự lãng phí nguồn lực có thể do: đầu tƣ không đúng mục đích, đọng vốn lớn, không sử dụng hết công suất thiết bị máy móc hay không tận dụng đƣợc nguồn nhân lực một cách tối ƣu. Việc đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực sẵn có cho phép doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cũng góp phần thúc đẩy các dịch vụ khác cùng phát triển. Một đặc điểm của ngành viễn thông di động là các dịch vụ giá trị gia tăng luôn phải đi kèm với dịch vụ cơ bản. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lƣợc đa dạng hoá sản phẩm, tạo đƣợc các dịch vụ giái trị gia tăng hấp dẫn ngƣời tiêu dùng thì chắc chắn số lƣợng ngƣời sử dụng dịch vụ cơ bản cũng tăng theo, kéo theo đó là lợi nhuận tăng và doanh nghiệp nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh của mình.

Nhƣ vậy, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đƣợc coi là một xu hƣớng tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di

26

động, giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh gay gắt hiện hay.

* * *

Tóm lại, chƣơng một đã nêu ra các khái niệm cơ bản về dịch vụ, dịch vụ thông tin di động, đa dạng hoá dịch vụ; đi sâu tìm hiểu các đặc trƣng của dịch vụ nói chung và của dịch vụ thông tin di động nói riêng cũng nhƣ đƣa ra một số ví dụ cụ thể minh hoạ cho từng khái niệm. Dựa trên những lý luận trong chƣơng một, chƣơng hai của khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm tại công ty Thông tin di động Việt Nam. Bên cạnh việc xem xét những thuận lợi và khó khăn của công ty trong việc thực hiện chính sách này, khoá luận sẽ đánh giá những thành công và hạn chế trong công tác đa dạng hoá sản phẩm tại công ty và tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên những hạn chế này.

27

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty thông tin di động việt nam VMS (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)