Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Một phần của tài liệu chế định hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 35)

Theo quy định của pháp luật thì khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn ít nhất 7 ngày làm việc trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công làm chủ

tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó.20 Theo đó

công việc trước tiên của hội thẩm là cần kiểm tra kế hoạch công tác của đơn vị mình để

bố trí thời gian phù hợp để tham gia xét xử, và trong thời hạn ít nhất là 7 ngày làm việc phải thông báo cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biết việc Hội thẩm có tham gia xét xử

hoặc không thể tham gia Hội đồng xét xử vì trở ngại khách quan để kịp thời phân công Hội thẩm khác tham gia xét xử.21

Quy định này chưa hợp lý, với thời gian thông báo ít nhất cho Hội thẩm biết và thời gian để

Hội thẩm nhân dân trả lời đồng ý hoặc có thể từ chối tham gia xét xử. Nếu quy định như vậy thì không khác nào vừa nhân được giấy mời thì Hội thẩm phải từ chối ngay vì trong quá trình nghiên

20

Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt đồng của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2005.

cứu hồ sơ vụ án, nếu đến ngày thứ ba, thứ tư hay thứ năm mà Hội thẩm có lý do chính đáng để từ

chối tham gia xét xử thì có được từ chối hay không. Nếu vấn đề Hội thẩm được giải quyết thì khi Chánh án Tòa án nhân dân cử Hội thẩm khác thay thế để tham gia xét xử có được đảm bảo được yêu cầu về việc nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa xét xử. Bên cạnh đó, thời gian

quy định như vậy cũng không đảm bảo cho các Hội thẩm làm tốt công việc của mình vì khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu cả về thủ tục tố tụng và nội dung sự việc, nghiên cứu đầy đủ các tình tiết về từng sự việc, về từng nội dung của vụ án theo thứ tự hợp lý, nhưng Hội thẩm chỉ được nghiên cứu hồ sơ sơ tại trụ sở Tòa án, không

được đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan Tòa án.22 Điều này

càng làm khó khăn cho Hội thẩm hơn khi không có đủ thời gian để cho Hội thẩm nhân dân nghiên cứu, hiểu rõ hơn nội dung vụ án, nắm bắt được cụ thể các vấn đề cần giải quyết một cách thỏa đáng.

Quá trình nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán trao đổi các vấn đề

cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án cùng với Hội thẩm nhân dân. Điều này cũng không được pháp luật quy định một cách cụ thể, dễ dẫn đến tình trạng Thẩm phán định

hướng xét xử cho Hội thẩm nhân dân nếu trong vấn đề trao đổi nghiệp vụ xét xử vụ án

không được thực hiện một cách nghiêm túc. Để Hội thẩm nhân dân có những quan điểm

độc lập, khách quan, vô tư khi được phân công giải quyết, xét xử một vụ án cụ thể. Đồng thời, Hội thẩm nhân dân có thể phát hiện ra những thiếu sót trong hồ sơ vụ án, và đánh giá

tính xác thực của vụ án để có thể cùng với Thẩm phán đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật, giúp Hội thẩm có thể làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác xét xử thì cần phải thực hiện tốt theo đúng tinh thần của quy định này.

Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử phải xem xét, đánh giá chứng cứ và các tình tiết vụ án một cách toàn diện, khoa học, kể cả các chứng cứ có trong hồ sơ và chứng cứ tại phiên tòa. Bản án của Tòa án chỉ được căn cú vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. Tuy nhiên trên thực tế, việc Hội thẩm nhân dân đọc hồ sơ thường không kỹ, xem xét một cách qua loa, do pháp luật không đề cập đến trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm như thế nào, và thời gian bao cụ thể bao nhiêu ngày trước khi xét xử để các Hội thẩm có thời gian để nghiên cứu hồ sơ. Chính vì vậy, cần phải bổ sung quy định trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong việc nghiên cứu hồ sơ trong thời gian chuẩn xét xử, nhằm nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của Hội thẩm, khắc phục tình trạng Hội thẩm

bỏ mặc, thờ ơ với việc nghiên cứu hồ sơ, làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án.23

Một phần của tài liệu chế định hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)