Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu chế định hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 42)

Theo báo cáo số 11/BC-TA ngày 20/03/2013 của Tòa án nhân dân tối cao thì tính đến ngày 30/9/2012, toàn ngành Toà án nhân dân thì số Hội thẩm nhân dân hiện có 15.906

người (1.790 Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 14.116 Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện).34

Nhìn chung, Đội ngũ Hội thẩm đều là những người có trình độ hiểu biết pháp luật, được bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Nhiều người nguyên là cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nghỉ hưu, một số người nhiều nhiệm kỳ tham gia công tác Hội thẩm và đều có điều kiện để

tham gia công tác xét xử, luôn phát huy tốt vai trò người đại diện cho ý chí của nhân dân, thể

hiện tiếng nói của nhân dân thông qua việc thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa với các câu hỏi

đúng trọng tâm, đánh giá các tình tiết vụ án khách quan, xác định chính xác tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, kiên quyết đấu tranh với những tội phạm nguy hiểm, đối tượng chủ mưu cầm đầu, từ đó cùng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nghị án và có những quyết định về hình phạt một cách nghiêm minh, khách quan, toàn diện, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Trong quá trình xét xử, các vị Hội thẩm nhân dân đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Các

vị Hội thẩm nhân dân đảm bảo các tiêu chí về phẩm chất đạo đức, ý thức pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt cộng đồng. Hầu hết các vụ án đều

được xét xử đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

34

Đây chính là những điều kiện quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực trên các mặt công tác của ngành Tòa án nhân dân trong những năm qua, đặc biệt là trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án. Mặc dù trung bình mỗi năm, số lượng các loại vụ án mà toàn ngành phải thụ lý, giải quyết tăng khoảng trên 30.000 vụ án các loại, 35 nhưng các Tòa án vẫn đảm bảo về tiến độ giải quyết, khắc phục có hiệu quả việc để các vụ án quá thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án cũng ngày càng được nâng lên, đã hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp kết án oan người không có tội; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán đều giảm hơn so với các năm trước.

3.1.2 Những hạn chế trong hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân

3.1.2.1 Hạn chế trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án do làm việc kiêm nhiệm

Nghiên cứu hồ sơ vụ án là một công việc quan trọng và đầy phức tạp. Bởi vì, trong hồ sơ vụ án có rất nhiều loại tài liệu, giấy tờ nên đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ thì mới có thể nắm vững nội dung, tình tiết của vụ án. Do phần lớn Hội thẩm làm việc kiêm nhiệm nên thời gian dành cho Hội thẩm là không nhiều. Vì ngoài nhiệm vụ xét xử

theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi Hội thẩm nhân dân được bầu, Hội thẩm nhân dân còn phải hoàn thành những công việc thường nhật của mình ở cơ quan, nơi Hội thẩm công tác nên vấn đề sắp xếp công việc ở cơ quan để tham gia Hội đồng xét xử cũng gặp

không ít khó khăn đối với Hội thẩm nên không có nhiều thời gian để nghiên cứu tốt hồ sơ

vụ án.

Mặc khác, việc Hội thẩm nhân không nghiên cứu tốt hồ sơ vụ án còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan, theo quy định của pháp luật thì khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, Chánh án được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm

đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án. Trong thời gian này Hội thẩm tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án để chuẩn bị cho việc xét xử. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong

trường hợp còn bảy ngày nữa là tới ngày mở phiên tòa xét xử thì Hội thẩm nhân dân lại từ

chối tham gia xét xử vì lý do đột xuất, khi đó bắt buộc Chánh án phải tiến hành mời Hội thẩm mới tham gia xét xử và vị Hội thẩm mới được mời này chỉ có thời gian sau bảy ngày cùng với bộ hồ sơ vụ án phức tạp thì Hội thẩm nhân dân không thể nghiên cứu tốt hồ sơ vụ

án.

Bên cạnh đó,nhiều trường hợp hội thẩm nhân dân được thẩm phán gửi lịch xét xử trước cả tháng nhưng đến ngày xét xử lại bận công việc đột xuất không tham gia phiên tòa,

khi đó thư ký rất bị động trong việc sắp xếp hội thẩm khác thay thế để mở phiên tòa đúng

thời gian. Bởi vì, các hội thẩm nhân dân hiện nay chủ yếu làm việc theo cơ cấu, cho nên việc tuân thủ lịch xét xử, cũng như công tác nghiên cứu hồ sơ các hội thẩm thường xem nhẹ. Thậm chí có trường hợp Thẩm phán chờ mãi mà không thấy Hội thẩm đâu nên đành

hoãn phiên tòa, làm trì trệ công việc của Tòa án, dẫn đến án tồn động, ảnh hưởng đến chất

lượng xét xử. Sau nhiều lần hoãn phiên tòa thì Thẩm phán phải kiến nghị với Chánh án để

tìm Hội thẩm khác tham gia xét xử. Do pháp luật chưa đặt ra một trách nhiệm pháp lý nào

đối với Hội thẩm nhân dân nếu họ vắng mặt tại phiên tòa nên chuyện Hội thẩm nhân dân không tham dự phiên tòa là điều thường xuyên xảy ra. Đây cũng là những lý do mà đôi khi

chúng ta vẫn nghe phản ánh trên báo chí đó là việc Hội thẩm nhân dân không chuyên tâm vào việc nghiên cứu hồ sơ vụ án mà đợi đến phiên tòa và quyết theo Thẩm phán vì họ

không có nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án, hoặc là nghiên cứu một cách qua loa,

chung chung trước khi xét xử, chưa thật sự làm hết trách nhiệm của mình. Mặt khác Hội thẩm nhân dân hoạt động kiêm nhiệm, chế độ bồi dưỡng phiên tòa nói chung cũng như cho

Hội thẩm có hạn không tương xứng với sức lao động bỏ ra, quyền lợi không đáng kể nên ý thức và tinh thần trách nhiệm trong công tác xét xử chưa cao.

Chính vì những nguyên nhân trên mà Hội thẩm chưa nghiên cứu được tốt hồ sơ vụ án. Việc Hội thẩm nhân dân không nắm được nội dung vụ án đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia xét xử tại phiên tòa. Tại phiên tòa, Hội thẩm nhân dân đổ dồn hết trách nhiệm về

cho Thẩm phán, còn về phần mình thì chỉ là người phụ họa cho việc xét xử. Thực tiễn cho thấy, phần lớn các Hội thẩm nhân dân chỉ sắm vai “ngồi cho có tụ” trong các phiên tòa xét xử. Trong phần thủ tục xét hỏi Hội thẩm thường hỏi “cho có lệ” những câu hỏi quá đơn

giản nên không làm sáng tỏ được nội dung vụ án, hoặc có những vị Hội thẩm chỉ hỏi những câu hỏi mang tính chất nhắc lại, khẳng định lại những vấn đề mà các thành viên khác đã hỏi, hay chỉ là những câu hỏi vô thưởng vô phạt, kiểu như “bị cáo đã thấy sai phạm của mình

chưa?”, hoặc “chỉ vì hành vi phạm tội của bị cáo, bao nhiêu gia đình đã nhà ta của nát. Bị cáo đã ân hận chưa ?”. Thậm chí, có nhiều trường hợp họ thường sử dụng “luật im lặng” trong suốt quá trình xét hỏi và tranh luận. Tệ hại hơn, có Hội thẩm còn nhằm lẫn cơ bản khi gọi bị cáo thành bị can đến cả chục lần. Phải được chủ tọa nhắc nhở, Hội thẩm mới biết.36

Đây là một hạn chế mà Hội thẩm nhân dân cần nhanh chóng khắc phục để Hội thẩm nhân dân không phải “ngồi có tụ” trong Hội đồng xét xử mà là ngồi để thực hiện hiện vai trò của

36 Tiền phong: Không cần “cử nhân luật”, Hội thẩm nhân dân có thể là bất cứ ai, miễn là thỏa mãn các tiêu chí theo luật định, sau đó tham gia vào công tác xét xử http://m.nguoiduatin.vn/hoi-tham-nhan-dan-chuan-hoa-hay-rut- bot-quyen-a69215.html [Truy cập ngày 15/9/2013].

mình, vai trò là người đại điện cho nhân dân, mang lại sự khách quan và cái tình c ái lý trong bản án.

3.1.2.2 Hạn chế về trình độ pháp lý và năng lực xét xử

Xét xử vụ án là một công việc đầy khó khăn, để thực hiện tốt công việc này thì không chỉ cần những người có đạo đức mà cần phải có trình độ pháp lý. Theo quy định tại Khoản

1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 sửa đổi, bổ sung

năm 2011 thì Hội thẩm nhân dân phải “có kiến thức pháp lý” nhưng quy định này còn quá chung chung, thiếu cụ thể. Do đó, trên thực tế các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền rất khó

khăn khi xác định cụ thể tiêu chuẩn này để bầu Hội thẩm nhân dân. Có thể thấy được sự

hạn chế về trình độ pháp lý của Hội thẩm vì họ là những người được Ủy ban Mặt trận tổ

quốc giới thiệu từ các tổ chức xã hội, các đoàn thể ở địa phương như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh, ngành giáo dục, các nhà doanh nghiệp, kinh tế, tôn giáo…Họ chưa được đào tạo về pháp luật và nghiệp vụ xét xử chỉ khi họ được bầu vào làm Hội thẩm nhân dân thì họ mới được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Với tư cách là thành viên của Hội đồng xét xử những người cầm cân nảy mực họ phải vận dụng hết khả năng và sự nổ lực của mình để giải quyết vụ án nhưng với vốn kiến thức được đào đạo rất ít về nghiệp vụ xét xử thì rõ ràng họ không thể giải quyết tốt

được vụ án. Trong khi đó, cùng tham gia xét xử với họ là những Thẩm phán có trình độ

cử nhân luật, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật và kỹ năng

xét xử. Thực tế cho thấy, thì chỉ có Thẩm phán và một số ít Hội thẩm thực hiện công việc xét xử với ý thức và trách nhiệm cao, còn phần lớn Hội thẩm còn thụ động trong công tác xét xử. Nguyên nhân chính của vấn đề này là các vị Hội thẩm nhân dân bị hạn chế về

trình độ pháp lý. Sự hạn chế về trình độ pháp lý kéo theo sự yếu kém về năng lực xét xử

nên Hội thâm nhân dân không thể thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình.

Như đã biết, với đặc thù của pháp luật nước ta là không quy định chi tiết những vấn

đề cần điều chỉnh. Cho nên, chỉ dựa vào một văn bản luật thì không thể giải quyết được những vấn đề phát sinh trên thực tế. Hay nói cách khác một bộ luật không thể áp dụng

được để giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của nó mà cần phải có những văn bản dưới luật là nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết luật thì mới áp dụng để giải quyết vấn đề được. Một bộ luật thường có một hoặc nhiều văn bản hướng dẫn, nghị định hướng dẫn cho luật, thông tư hướng dẫn cho nghị định. Do đó để nắm vững những quy định của pháp luật thì đòi hỏi Hội thẩm phải nghiên cứu cả luật, nghị định và thông tư, việc nghiên cứu này cũng cần phải có nhiều thời gian. Đối với Hội thẩm

nhân dân, đa số là làm việc kiêm nhiệm, ngoài việc tham gia xét xử thì họ còn làm việc ở các đơn vị, tổ chức khác nên quỹ thời gian để nghiên cứu những quy định của pháp bị hạn chế. Chính vì vậy, trình độ pháp lý của một số Hội thẩm nhân dân còn hạn chế, chưa

ngang tầm với yêu cầu của hoạt động xét xử. Pháp luật còn quy định Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi xét xử, rõ ràng Hội thẩm nhân dân có đủ thẩm quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình xét xử, nghĩa là họ quyền phán quyết kể cả những vấn đề như định tội danh trong vụ án hình sự. Thì khi đó với những bị báo có trình độ

pháp luật hoặc bị cáo có người giám hộ, người đại diện là các chuyên gia pháp luật hay có một luật sư chuyên nghiệp trợ giúp thì với việc quy định tiêu chuẩn có kiến thức pháp lý quá chung chung dành cho Hội thẩm nhân dân sẽ không đủ năng lực và trình độ pháp lý

để xét xử được. Do đó, trên thực tế các Hội thẩm nhân dân không thể thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo như quy định của pháp luật.

Việc hạn chế về trình độ pháp lý của Hội thẩm nhân dân đã phần nào ảnh hưởng đến việc xét xử của Hội thẩm tại phiên tòa. Bị hạn chế về kiến thức cho nên Hội thẩm nhân dân không tự tin trong xét hỏi, mọi trách nhiệm đổ dồn về Thẩm. Chính điều này đã làm cho Hội thẩm trở nên thụ động tại phiên tòa, vì nếu Hội thẩm nhiệt tình xét hỏi và phát biểu ý kiến thì sẽ dễ dàng bộc lộ những khiếm khuyết về trình độ pháp lý của mình. Sự im lặng tại phiên tòa có thể giúp Hội thẩm nhân dân tránh được những sai sót, hạn chế bộc lộ

khuyết điểm, đổi lại vai trò của Hội thẩm nhân dân sẽ không được phát huy và với những

người tham dự phiên tòa sẽ tự hỏi “hai vị Hội thẩm nhân dân ngồi bên cạnh của chủ tọa

để làm gì”. Nếu như trong phần xét hỏi mà Hội thẩm nhân dân còn thụ động và không độc lập với thẩm phán vậy thì khi nghị án, Hội thẩm có độc lập với thẩm phán không, khi mà mọi ý kiến của Hội thẩm đều ảnh hưởng trực tiếp đến những người tham gia tố tụng. Vì Hội thẩm nhân dân luôn chiến đa số trong Hội đồng xét xử và các phán quyết của Hội

đồng xét xử được quyết định theo đa số, nhưng trên thực tế không tránh khỏi khi xét xử

các Hội thẩm phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán. Thực tiễn trong quá trình xét xử cho thấy, nếu có án oan sai, án bị sửa, thì chỉ có thẩm phán chịu hoàn tòa trách nhiệm trước Chánh án. Chính vì sự lỏng lẻo giữa cơ quan tòa án và Hội thẩm nhân dân dẫn đến các Hội thẩm nhân chưa phát huy hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Khi tranh luận nghị

dụng nên họ để các Thẩm phán tự dẫn chiếu quy phạm và luật áp dụng xét xử. Đây cũng

chính là nguyên nhân làm cho Hội thẩm và Thẩm phán chưa thật sự độc lập khi xét xử.37 Nguyên nhân của việc Hội thẩm nhân dân không độc lập với Thẩm phán cũng xuất phát từ những quy định của pháp. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc xét xử là để

bản án của Tòa án có đủ hai yếu tố “hợp lý, hợp tình” và nhiệm vụ của Hội thẩm là đảm bảo cho bản án có yếu tố tình cảm còn việc đảm bảo cho bản án đúng pháp luật là nhiệm

Một phần của tài liệu chế định hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)