Để trở thành Hội thẩm nhân dân, người đại diện cho nhân dân trong việc quản lý và giám sát hoạt động của Tòa án và trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân thì công dân phải thỏa mãn tất cả các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn làm Hội thẩm
nhân dân. Điều 37 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 5 thì có thể được bầu làm Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương...”. Như vậy, muốn trở thành Hội thẩm nhân dân thì phải thỏa mãn hết những điều kiện tại khoản 2 Điều 5 của pháp lệnh này. Khoản 2 Điều 5 quy định: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ
quốc và Hiến pháp nước Cồng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp pháp
13
Điều 34 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
của công dân, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm”. Việc đầu tiên cần xác định xem là người đó có phải là công dân Việt
Nam không? Theo quy định của pháp luật thì Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.15 Và làm sao để biết một người có trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hay không? Thì theo Thông tư
liên tịch số 01/2004/TTANDTC-UBTWMTTQVN của Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy định:
- Điều kiện: “ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”
+ Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt cộng
đồng;
+ Kiên quyết đấu tranh chống lại những người, những hành vi có hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân;
+ Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẻ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền;
+ Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý;
+ Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I Quy định số 75-QĐ/TW
ngày 25-4-2000 của Bộ Chính trị;
+ Chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã được xóa án tích).
Bên cạnh đó, Hội thẩm nhân dân phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực. Phẩm chất đạo đức của họ phải được thể hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống: đó là phẩm chất thanh liêm trung thực, nhân ái, giàu lòng thương người, sống có
15
đạo lý, có bản lĩnh, dám đấu tranh chống lại cái ác, khiêm nhường, có lối sống giản dị, có uy tín trong quần chúng, được mọi người tin tưởng. Thể hiện tập trung nhất ở Hội thẩm là
người trọng lẽ công bằng, liêm khiết và trung thực, với phẩm chất đó sẽ giúp Hội thẩm
vượt lên mọi khó khăn khi tham gia hoạt động xét xử.
Vấn đề thứ hai là Hội thẩm nhân dân phải là người có kiến thức pháp lý nghĩa là phải có trình độ hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định. Đối với những người hiện đang công
tác tại các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Điều tra, Thi hành án và những người làm việc tại các tổ chức luật sư, tư vấn pháp lý thì không giới thiệu để bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân. Khác với Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử chuyên nghiệp, tiêu chuẩn kiến thức pháp lý của Thẩm phán là phải có bằng cử nhân luật, đã có thời thời gian công tác pháp luật nhất định và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử tại Trường đào tạo các chức danh
tư pháp...còn Hội thẩm không phải là người xét xử chuyên nghiệp. Do đó, pháp luật
không đòi hỏi họ phải có trình độ cử nhân luật và một số tiêu chuẩn khác. Mà chỉ cần có kiến thức pháp lý nhất định. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-TANDTC-
UBMTTQVN ngày 01/3/2004 quy định thì có kiến thức pháp lý là “ có hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định”. Tuy nhiên, mức độ nhất định là bao nhiêu thông tư không quy định. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc “Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”
và nguyên tắc “ Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số” thì trước khi làm nhiệm vụ xét xử Hội thẩm cần được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử. Bên cạnh đó, Hội thẩm nhân dân phải không ngừng tích lũy nâng cao và bổ sung kiến thức pháp luật, cập nhật những thông tin, những kiến thức pháp lý về các văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản và cần thiết cho việc xét xử. Có như vậy, Hội thẩm nhân dân mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước nhân dân.
Để thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình thì đòi hỏi Hội thẩm nhân dân phải là có sức khỏe nhưng sức khỏe như thế nào mới có thể hoàn thành tốt công việc xét xử. Thông
tư liên tịch số 01/2004/TTLT/TANDTC-UBTWMTTQVN ngày 01/3/2004 quy định: “ có sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao” là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể
lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không bị dị tật, dị hình, ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Hội thẩm Tòa án nhân dân. Tuổi của Hội thẩm Tòa án nhân dân từ 70 tuổi trở xuống đối với nam và 65 tuổi trở xuống đối với nữ. Với tư cách là thành viên của Hội đồng xét xử, những người nhân danh cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên yêu cầu tất yếu đặt ra cho Hội đồng xét xử là phải thể hiện được sự uy nghiêm của Nhà nước pháp quyền. Để đạt được điều này thì
trước hết Hội đồng xét xử ăn mặc đúng tác phong và bên cạnh đó Hội đồng xét xử cần phải có ngoại hình tương đối, không bị dị tật.
Nhìn chung, pháp luật đã quy định khá cụ thể về các tiêu chuẩn để được bầu làm Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này còn nhiều vấn đề khó khăn khi áp dụng. Chẳng hạn, việc xác định một người nào đó có “kiên quyết đấu tranh chống lại những
người, những hành vi nguy hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân” và “tận tụy phục vụ
nhân dân” hay không? Vấn đề này hoàn toàn không thể chứng minh được. Vì vậy, làm thế nào để tuyển chọn được những Hội thẩm có đủ điều kiện là tùy thuộc vào sự lựa chọn của các cơ quan có thẩm quyền.