Sau khi được bầu thì Hội thẩm nhân dân phải làm nhiệm vụ xét xử cho đến hết nhiệm kỳ của mình. Tuy nhiên, trong một số trường trường hợp đặc biệt Hội thẩm nhân dân cũng thôi làm nhiệm vụ trước nhiệm kỳ, đó là trường hợp được miễn nhiệm và bãi nhiệm.
Theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm
2002 sửa đổi, bổ sung năm 2011: “Hội thẩm có thể được được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác. Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm”. Sự khác biệt giữa miễn nhiệm và bãi nhiệm. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời gian bổ nhiệm. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.18 Việc Chánh án Tòa án chấp nhận cho Hội thẩm thôi làm nhiệm vụ sau khi thống nhất ý kiến với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gọi là miễn nhiệm. Đối với trường hợp bãi nhiệm thì việc thôi làm nhiệm vụ không phụ thuộc vào ý chí của Hội thẩm. Hội thẩm bị buộc phải thôi làm
18
nhiệm vụ vì vi phạm phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nên không còn xứng đáng làm Hội thẩm. Hay nói cách khác, bãi nhiệm là việc Hội thẩm bị áp dụng mệnh lệnh hành chính là không được tiếp tục làm nhiệm vụ xét xử.
Cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân theo Điều 38 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp”.
Đối với những nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, việc đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện được thực hiện theo trình tự thủ
tục sau:19
Bước 1: Khi xét thấy Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, có thể miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân thì Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, sau khi trao đổi thống nhất với Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm để báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trưng ương.
Bước 2: Chánh án Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào hồ sơ đề
nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm của Chánh án tòa án nhân dân huyện, quận báo cáo, sau khi
trao đổi thống nhất với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện quận.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân là cơ quan đã trực tiếp bầu ra sau khi thống nhất ý kiến với cơ quan giới thiệu bầu. Điều này phù hợp với nguyên tắc cơ quan nào có thẩm quyền bầu thì đương nhiên có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Thủ tục miễn nhiệm và bãi nhiệm như vậy thể hiện tính dân chủ và thống nhất cao trong thể chế dân chủ của Nhà nước ta và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc miễn nhiệm hoặc bãi nhiễm Hội thẩm. Thủ tục này xuất phát từ thực tế là Hội thẩm do phụ thuộc vào ngành nghề mà đơn vị công tác và ở nhiều địa phương khác nhau và
19 Mục III Thông tư số 03/2009/TT-TANDTC ngày 01 tháng 3 năm 2009 của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc giới thiệu bầu và đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội
không thuộc biên chế, quyền quản lý của Tòa án các cấp. Hội thẩm nhân dân do cơ quan, đơn vị mình công tác, làm việc trực tiếp quản lý. Vì thế, mọi đánh giá về Hội thẩm phải
được kiểm tra, xác nhận của đơn vị công tác hay địa phương nơi Hội thẩm sống và làm việc. Do đó việc miễn nhiệm hay bãi nhiệm Hội thẩm phải được cơ quan bầu thực hiện
theo đề nghị của Chánh án Tòa án cùng cấp và chỉ khi đã thống nhất với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đòi hỏi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phải hết sức quan tâm, lựa chọn những người ưu tú, là người có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín trong nhân dân khi lập danh sách giới thiệu để bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân
dân. Có như vậy, Hội thẩm nhân dân mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà còn hạn chế được tình trạng miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
Bên cạnh đó, việc bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân là một vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín Nhà nước và làm mất lòng tin của nhân dân vào công lý, vào Tòa án nhân dân. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân phải thận trọng cân nhắc và tiến hành thủ tục bãi nhiệm theo đúng pháp luật. Mặt khác, các cơ quan có liên quan đến việc bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân phải phối hợp chặt chẻ với nhau trong việc bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.