Trong giai đoạn tham gia xét xử tại phiên tòa

Một phần của tài liệu chế định hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 37)

Ngoài việc nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa thì pháp luật cũng quy định việc hỏi tại phiên tòa có Hội thẩm nhân dân tham gia. Về trình tự hỏi tại phiên tòa được quy

định như sau:24 Khi hỏi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của

đương sự. Hội thẩm nhân dân cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về

những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những chứng cứ có liên quan trong vụ án. Việc Hội thẩm nhân dân tham gia hỏi là cần thiết và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không nên hạn chế thời gian hay câu hỏi tại phiên tòa, nếu thấy vấn đề

nào Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chưa xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội thẩm nhân dân cần chủ động hỏi bổ sung và những vấn đề nào chưa rõ thì Hội thẩm nhân dân tự mình hỏi.

Ngoài những hoạt động trên thì Hội thẩm nhân dân còn tham gia vào việc nghị án cùng với Hội đồng xét xử đưa ra những quyết định cuối cùng mang tính pháp lý. Điều 236 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011 và Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về nghị án như sau: Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Chỉ có thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án (chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án). Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết đa số về từng vấn đề một. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. “Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, thì khi phát biểu (hoặc biểu quyết) các Hội thẩm nhân dân phát biểu (hoặc biểu quyết) trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phát biểu (hoặc biểu quyết) sau.

Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân, thì các Hội thẩm nhân dân phát biểu (hoặc biểu quyết) trước, đến Thẩm phán không phải là chủ tọa phiên tòa và sau cùng là Thẩm phán chủ tọa phát biểu (hoặc biểu quyết)”.25

Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa

23 Nguyễn Ngọc Kiện: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong điều kiện cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, 2012, tr 35.

24 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Điều 222 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011.

25 Mục 9 phần III Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự.

vào hồ sơ vụ án. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, tòa diện các chứng cứ, ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến thảo luận và quyết

định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

Trong phần nghị án, theo quy định của pháp luật thì Hội thẩm nhân dân là người biểu quyết trước Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Điều này nhằm mục đích tạo điều kiện để Hội thẩm nhân dân có thể đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình mà không lệ thuộc vào quyết định của Thẩm phán, để quyết định đưa ra bản án được khách quan hơn. Tuy

nhiên trong thực tế, có một số trường hợp, Hội đồng xét xử nghị án rất qua loa, Hội thẩm

nhân dân chưa phát huy hết trách nhiệm hoặc chưa thể hiện rõ quan điểm, bảo vệ quan

điểm của mình, còn lệ thuộc vào Thẩm phán, nhất là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, còn có hiện tượng chưa tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân thể hiện đầy đủ chính kiến, vụ án có nhiều vấn đề nhưng không nghị án từng vấn đề một. Biên bản nghị án ghi không đầy

đủ mà chỉ ghi chung chung, có những biên bản chưa có đủ thành viên ký hoặc không ai ký, không lập biên bản nghị án...các hiện tượng rên cần phải nhanh chóng khắc phục.26

Mặt khác, sau khi Hội thẩm hoàn thành công việc xét xử của mình từ những thủ tục

trước khi phiên tòa xét xử, trong quá trình tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ thông qua quyền hạn của mình. Mỗi quyền hạn sử dụng, mỗi nhiệm vụ được giao gắn liền theo đó là trách nhiệm của người công tác xét xử, trong đó có Hội thẩm nhân dân. Họ phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình và cả sự chế tài của pháp luật nếu quyết định đó không đúng và gây oan sai, ảnh hưởng đến hoạt động xét xử

của Tòa án. Pháp luật cũng phân định nhiệm vụ cho Hội thẩm nhân dân đồng thời cũng quy định những quyền hạn mà Hội thẩm nhân dân có được khi thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác xét xử cuả Tòa án. Bên cạnh đó, pháp luật quy định trách nhiệm của

người Hội thẩm nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà gây thiệt hại thì Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án nơi Hội thẩm nhân dân đó thực hiện nhiệm vụ xét xử. “Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi có Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật. Hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

26

của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị

xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.27

Nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà người Hội thẩm nhân dân có những sai phạm thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm của người Hội thẩm nhân dân mà có hình thức chế tài phù hợp. Nếu Hội thẩm nhân dân có những sai phạm nghiêm trọng khi làm nhiệm vụ trong công tác xét xử thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những

người làm công tác xét xử như Hội thẩm, dù pháp luật trao cho họ những quyền hạn tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án nhưng cũng sẽ chịu trách nhiệm pháp lý khi sử dụng quyền năng của mình không đúng chỗ, lạm dụng quyền hạn, không làm tốt vai trò của

người xét xử và đưa ra những quyết định không đúng, gây tổn hại về vật chất cũng như về

mặt tin thần bằng những biểu hiện tiêu cực, quan liêu, hách dịch, cửa quyền khi tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án.

2.5 CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hội thẩm nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ

và có những thành tích trong công việc thì được khen thưởng, nếu vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.28

Việc quy định khen thưởng và xử lý vi phạm đối với Hội thẩm nhân dân không chỉ có ý nghĩa động viên, biểu dương, khuyến khích kịp thời những thành tích của Hội thẩm nhân dân trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật mà còn là cơ chế để

phát hiện, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật của Hội thẩm trong hoạt động xét xử.

Đồng thời, việc quy định khen thưởng và xử lý vi phạm đối với Hội thẩm nhân dân còn thể hiện sự minh bạch, công khai, dân chủ, công bằng của chính sách, pháp luật trong việc khuyến khích, bảo vệ, tôn vinh, đãi ngộ đối với Hội thẩm nhân dân và phê phán, lên án, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của Hội thẩm trong hoạt động nghề nghiệp, thể

hiện sự thưởng phạt nghiêm minh, góp phần tăng cường trách nhiệm của Hội thẩm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xét xử.

Hình thức khen thưởng, tiêu chuẩn khen thưởng, thủ tục lập hồ sơ đề nghị khen

thưởng đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xét xử được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về thi đua khen thưởng. Cụ thể là Luật Thi

đua , Khen thưởng ngày 26/11/2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua,

27

Điều 6 và Điều Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

28

Khen thưởng, Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ và Công văn số 62/TANDTC-TĐKT ngày 25/4/2012 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số nội dung công tác thi đua khen thưởng trong ngành Tòa án nhân dân.

Hình thức khen thưởng đối với Hội thẩm nhân dân được áp dụng theo quy định của Luật Thi đua Khen thưởng là: Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Kỷ niệm chương của ngành Tòa án...

Về kỷ luật đối với Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo

quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hội thẩm nhân dân bị bãi nhiệm khi có vi phạm về

phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng là Hội thẩm.29

2.6 QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HỘI THẨM NHÂN DÂN

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Hội thẩm nhân dân là một vấn đề phức tạp trong trong pháp luật Việt Nam, do xuất phát từ tính đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân là làm nhiệm vụ xét xử theo chế độ kiêm nhiệm nên vấn đề quản lý Hội thẩm cũng có những nội dung nhất định như : bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm, tiêu chuẩn Hội thẩm, chế độ chính sách đối với Hội thẩm, phương pháp đánh giá

chất lượng Hội thẩm hàng năm, khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm.

Để thực hiện các nội dung trên đòi hỏi phải có nhiều cơ quan khác nhau cùng phối hợp thực hiện, trong đó mỗi cơ quan đảm nhiệm một khâu quản lý nhất định. Theo quy

định của pháp luật hiện hành thì Chánh án Tòa án nhân dân nơi có Hội thẩm được bầu làm nhiệm vụ xét xử, thực hiện việc quản lý Hội thẩm và đoàn Hội thẩm theo Quy chế tổ

chức và hoạt động của Hội thẩm.30

Như vậy, việc quản lý Hội thẩm chính thức được giao cho Tòa án nhưng có sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng nhân dân địa phương. Vì vậy, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Tòa án phải phối hợp chặt chẽ với các

cơ quan nêu trên để quản lý công tác Hội thẩm, nhất là thực hiện tốt Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân.

29 Điều 41 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 sửa đổi , bổ sung năm 2011.

30

Chánh án Tòa án nhân dân phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm theo

hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chánh án Tòa án nhân dân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, tổ chức nơi có

Hội thẩm công tác về việc phân công Hội thẩm, dự kiến thời gian làm nhiệm vụ của Hội thẩm và đề nghị các cơ quan, tổ chức đó không điều động hoặc phân công Hội thẩm làm việc khác trong thời gian đó.31

Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm tòa án cấp mình và cấp dưới. Bên cạnh đó, Chánh án

Tòa án nhân dân thực hiện chế độ, chính sách đối với Hội thẩm cùng cấp, phối hợp với

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành việc khen thưởng, kỷ luật và kiểm tra công tác đối với Hội thẩm theo

quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Mỗi năm một lần và khi kết thúc nhiệm kỳ Hội thẩm, Chánh án Tòa án nhân dân có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức việc tổng kết công tác Hội thẩm, chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác xét xử của Hội thẩm cùng cấp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết hoặc đối với khiếu nại, tố cáo có nội dung phức tạp thì báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để giải quyết khiếu nại, tố cáo

đó, quản lý phương tiện, kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của Hội thẩm, Đoàn Hội thẩm.32

Pháp luật cũng quy định, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam địa phương thực hiện việc giám sát, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Hội thẩm hoàn thành nhiệm vụ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân địa phương

có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ phương tiện làm việc, kinh phí cho các hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.33

31 Điều 25 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2005.

32

Điều 26, 27, 28 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2005.

CHƯƠNG 3

THC TRNG HOẠT ĐỘNG XÉT X CA HI THM NHÂN DÂN VÀ MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO HIU QU HOT

ĐỘNG CA HI THM NHÂN DÂN

3.1 THỰC TRẠNG CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN DÂN

3.1.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân

Theo báo cáo số 11/BC-TA ngày 20/03/2013 của Tòa án nhân dân tối cao thì tính đến ngày 30/9/2012, toàn ngành Toà án nhân dân thì số Hội thẩm nhân dân hiện có 15.906

người (1.790 Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 14.116 Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện).34

Nhìn chung, Đội ngũ Hội thẩm đều là những người có trình độ hiểu biết pháp luật, được bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Nhiều người nguyên là cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nghỉ hưu, một số người nhiều nhiệm kỳ tham gia công tác Hội thẩm và đều có điều kiện để

tham gia công tác xét xử, luôn phát huy tốt vai trò người đại diện cho ý chí của nhân dân, thể

Một phần của tài liệu chế định hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)