Song song với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình thì Hội thẩm nhân dân cũng có
các quyền của mình để thực hiện tốt công tác xét xử. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức
năng của Tòa án nhân dân Hội thẩm nhân dân có quyền được bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân. Chánh án Tòa án nhân dân các cấp có nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tham gia xét xử, kiến thức pháp luật cho Hội thẩm nhân dân luôn rất cần thiết và quan trọng. Bởi vì, qua những buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ các Hội thẩm nhân dân nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật, nội dung các văn bản pháp luật mới cũng như quy trình tố tụng tại phiên tòa nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Hội thẩm trong công tác xét xử, chất lượng xét xử ngày càng được nâng lên. Việc bồi
dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân là điều kiện cần thiết để Hội thẩm nhân dân thực hiện việc xét xử “ngang quyền với Thẩm phán” và xét xử độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của Thẩm phán. Ngoài ra, việc Hội thẩm nhân dân tham gia được quyền tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án còn thể hiện được sự giám sát của Hội thẩm đối với hoạt động xét xử của Tòa án.
Khi được phân công tham gia xét xử thì Hội thẩm nhân dân còn có công việc nơi mình
đang công tác. Cho nên Hội thẩm nhân dân có thể làm không tốt được công việc ở cơ quan, đơn vị mình vì phải dành nhiều thời gian cho việc xét xử. Vì vậy, cơ quan, tổ chức
nơi có người được bầu làm Hội thẩm nhân dân phải tạo điều kiện cho Hội thẩm làm tốt nhiệm vụ của mình.12 Hội thẩm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc tạo
điều kiện giúp cho mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo quy định của pháp luật thì khi làm nhiệm vụ xét xử Hội thẩm nhân dân được cấp trang phục, Giấy chứng minh để làm nhiệm vụ xét xử. Mẫu trang phục, chế độ cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
12