Hạn chế về trình độ pháp lý và năng lực xét xử

Một phần của tài liệu chế định hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 45)

Xét xử vụ án là một công việc đầy khó khăn, để thực hiện tốt công việc này thì không chỉ cần những người có đạo đức mà cần phải có trình độ pháp lý. Theo quy định tại Khoản

1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 sửa đổi, bổ sung

năm 2011 thì Hội thẩm nhân dân phải “có kiến thức pháp lý” nhưng quy định này còn quá chung chung, thiếu cụ thể. Do đó, trên thực tế các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền rất khó

khăn khi xác định cụ thể tiêu chuẩn này để bầu Hội thẩm nhân dân. Có thể thấy được sự

hạn chế về trình độ pháp lý của Hội thẩm vì họ là những người được Ủy ban Mặt trận tổ

quốc giới thiệu từ các tổ chức xã hội, các đoàn thể ở địa phương như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh, ngành giáo dục, các nhà doanh nghiệp, kinh tế, tôn giáo…Họ chưa được đào tạo về pháp luật và nghiệp vụ xét xử chỉ khi họ được bầu vào làm Hội thẩm nhân dân thì họ mới được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Với tư cách là thành viên của Hội đồng xét xử những người cầm cân nảy mực họ phải vận dụng hết khả năng và sự nổ lực của mình để giải quyết vụ án nhưng với vốn kiến thức được đào đạo rất ít về nghiệp vụ xét xử thì rõ ràng họ không thể giải quyết tốt

được vụ án. Trong khi đó, cùng tham gia xét xử với họ là những Thẩm phán có trình độ

cử nhân luật, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật và kỹ năng

xét xử. Thực tế cho thấy, thì chỉ có Thẩm phán và một số ít Hội thẩm thực hiện công việc xét xử với ý thức và trách nhiệm cao, còn phần lớn Hội thẩm còn thụ động trong công tác xét xử. Nguyên nhân chính của vấn đề này là các vị Hội thẩm nhân dân bị hạn chế về

trình độ pháp lý. Sự hạn chế về trình độ pháp lý kéo theo sự yếu kém về năng lực xét xử

nên Hội thâm nhân dân không thể thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình.

Như đã biết, với đặc thù của pháp luật nước ta là không quy định chi tiết những vấn

đề cần điều chỉnh. Cho nên, chỉ dựa vào một văn bản luật thì không thể giải quyết được những vấn đề phát sinh trên thực tế. Hay nói cách khác một bộ luật không thể áp dụng

được để giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của nó mà cần phải có những văn bản dưới luật là nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết luật thì mới áp dụng để giải quyết vấn đề được. Một bộ luật thường có một hoặc nhiều văn bản hướng dẫn, nghị định hướng dẫn cho luật, thông tư hướng dẫn cho nghị định. Do đó để nắm vững những quy định của pháp luật thì đòi hỏi Hội thẩm phải nghiên cứu cả luật, nghị định và thông tư, việc nghiên cứu này cũng cần phải có nhiều thời gian. Đối với Hội thẩm

nhân dân, đa số là làm việc kiêm nhiệm, ngoài việc tham gia xét xử thì họ còn làm việc ở các đơn vị, tổ chức khác nên quỹ thời gian để nghiên cứu những quy định của pháp bị hạn chế. Chính vì vậy, trình độ pháp lý của một số Hội thẩm nhân dân còn hạn chế, chưa

ngang tầm với yêu cầu của hoạt động xét xử. Pháp luật còn quy định Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi xét xử, rõ ràng Hội thẩm nhân dân có đủ thẩm quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình xét xử, nghĩa là họ quyền phán quyết kể cả những vấn đề như định tội danh trong vụ án hình sự. Thì khi đó với những bị báo có trình độ

pháp luật hoặc bị cáo có người giám hộ, người đại diện là các chuyên gia pháp luật hay có một luật sư chuyên nghiệp trợ giúp thì với việc quy định tiêu chuẩn có kiến thức pháp lý quá chung chung dành cho Hội thẩm nhân dân sẽ không đủ năng lực và trình độ pháp lý

để xét xử được. Do đó, trên thực tế các Hội thẩm nhân dân không thể thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo như quy định của pháp luật.

Việc hạn chế về trình độ pháp lý của Hội thẩm nhân dân đã phần nào ảnh hưởng đến việc xét xử của Hội thẩm tại phiên tòa. Bị hạn chế về kiến thức cho nên Hội thẩm nhân dân không tự tin trong xét hỏi, mọi trách nhiệm đổ dồn về Thẩm. Chính điều này đã làm cho Hội thẩm trở nên thụ động tại phiên tòa, vì nếu Hội thẩm nhiệt tình xét hỏi và phát biểu ý kiến thì sẽ dễ dàng bộc lộ những khiếm khuyết về trình độ pháp lý của mình. Sự im lặng tại phiên tòa có thể giúp Hội thẩm nhân dân tránh được những sai sót, hạn chế bộc lộ

khuyết điểm, đổi lại vai trò của Hội thẩm nhân dân sẽ không được phát huy và với những

người tham dự phiên tòa sẽ tự hỏi “hai vị Hội thẩm nhân dân ngồi bên cạnh của chủ tọa

để làm gì”. Nếu như trong phần xét hỏi mà Hội thẩm nhân dân còn thụ động và không độc lập với thẩm phán vậy thì khi nghị án, Hội thẩm có độc lập với thẩm phán không, khi mà mọi ý kiến của Hội thẩm đều ảnh hưởng trực tiếp đến những người tham gia tố tụng. Vì Hội thẩm nhân dân luôn chiến đa số trong Hội đồng xét xử và các phán quyết của Hội

đồng xét xử được quyết định theo đa số, nhưng trên thực tế không tránh khỏi khi xét xử

các Hội thẩm phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán. Thực tiễn trong quá trình xét xử cho thấy, nếu có án oan sai, án bị sửa, thì chỉ có thẩm phán chịu hoàn tòa trách nhiệm trước Chánh án. Chính vì sự lỏng lẻo giữa cơ quan tòa án và Hội thẩm nhân dân dẫn đến các Hội thẩm nhân chưa phát huy hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Khi tranh luận nghị

dụng nên họ để các Thẩm phán tự dẫn chiếu quy phạm và luật áp dụng xét xử. Đây cũng

chính là nguyên nhân làm cho Hội thẩm và Thẩm phán chưa thật sự độc lập khi xét xử.37 Nguyên nhân của việc Hội thẩm nhân dân không độc lập với Thẩm phán cũng xuất phát từ những quy định của pháp. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc xét xử là để

bản án của Tòa án có đủ hai yếu tố “hợp lý, hợp tình” và nhiệm vụ của Hội thẩm là đảm bảo cho bản án có yếu tố tình cảm còn việc đảm bảo cho bản án đúng pháp luật là nhiệm vụ của Thẩm phán. Chính vì vậy, pháp luật không đòi hỏi Hội thẩm nhân dân phải có trình độ pháp lý cao nên đa số các Hội thẩm đều bị hạn chế về trình độ pháp lý và năng

lực xét xử. Cho nên vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao trình độ cho Hội thẩm nhân dân.

3.1.2.3 Hạn chế về lựa chọn nhân sự để bầu làm Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm nhân dân là người đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia công tác xét xử của tòa án. Theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để trở thành Hội thẩm nhân dân phải thỏa các điều kiện tại khoản 2 Điều 5 của pháp lệnh này và phải được sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và phải do Hội đồng nhân dân bầu ra. Pháp lệnh không quy định tiêu chuẩn làm Hội thẩm nhân dân phải là cán bộ, công chức nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, phần lớn những người được Mặt trận tổ quốc giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu làm Hội thẩm là cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước hiện đang công tác hoặc đã nghĩ hưu, nên đã chưa thực sự đại diện đầy đủ cho tính dân nhân của chức danh này và làm hạn chế tính dân chủ trong việc tuyển chọn Hội thẩm nhân dân. Với thực tế cuộc sống sinh động, không một vụ án nào giống vụ án nào, giả sử có giống nhau về thủ thuật của hành vi phạm tội nhưng từng bị cáo trong từng vụ án lại không giống nhau về tâm lý, hoàn cảnh, môi trường sống. Một yêu cầu đặt ra với Hội đồng xét xử là phải hiểu được tâm lý, hoàn cảnh của bị cáo để có một quyết định, bản án đúng người đúng tội. Bên cạnh đó, cũng có không ít những tình tiết của vụ án liên quan sâu về khoa học, công nghệ, nghiệp vụ của từng lĩnh vực riêng mà chỉ người có chuyên môn về lĩnh vực đó mới có thể hiểu được hoặc những vụ án với những tình tiết yêu cầu Thẩm phán và Hội thẩm phải hiểu được phong tục, tập quán ở địa

phương nơi xảy ra vụ án, nơi bị cáo sống mới có thể nhìn nhận đúng sự thật vụ án. Ví dụ: vụ án tổ chức tảo hôn xảy ra ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong – Đắk Nông có phong tục

37 Hương Nguyên:Để chế định Hội thẩm nhân dân không “mờ nhạt” tại tòa,

http://www.nhandan.com.vn/phapluat/cai-cach-tu-phap/item/21190702-để-chế-định-hội-thẩm-nhân-dân-không-“mờ- nhạt”-tại-tòa.html [Truy cập ngày 29/8/2013].

tổ chức cưới vợ, chồng cho con khi con mới 15, 16 tuổi.38 Các Hội thẩm nhân dân là cán bộ, công chức không phải là người ở địa phương hoặc là người biết về phong tục này thì sẽ không nhìn nhận đúng bản chất hành vi của bị cáo. Bởi vậy, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án này tốt nhất là người dân tộc Mông cư trú ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong – Đắk Nông hoặc phải là người hiểu rõ phong tục này của người dân tộc Mông ở địa phương này. Để thành lập được Hội đồng xét xử đáp ứng được yêu cầu giải quyết từng vụ án cụ thể thì bắt buộc Hội thẩm phải là người làm việc tại các ban, ngành, tổ chức hoặc thuộc các tầng lớp khác nhau. Có như vậy mới đảm bảo hiểu hết tất cả các vấn đề

phát sinh trong xã hội để từ đó vận dụng vào giải quyết từng vụ án cụ thể cho Hội đồng xét xử.

Bởi vì, vai trò chính của Hội thẩm nhân dân khi xét xử là để đảm bảo tính hợp tình của bản án nên Hội thẩm phải là người có nhiều kiến thức xã hội mà cán bộ công chức, viên chức thì chỉ biết nhiều về những kiến thức xã hội trong lĩnh vực mà họ công tác thì tính hợp tình của bản án khó được bảo đảm và thành phần Hội thẩm nhân dân không đa

dạng nên rất khó có được Hội thẩm có kiến thức xã hội phù hợp với vụ án để tham gia xét xử.

Nguyên nhân của vấn đề này là bắt nguồn từ cơ chế tuyển chọn Hội thẩm nhân dân. Trong xã hội có rất nhiều người có phẩm chất đạo đức tốt và có trình độ pháp lý nhưng

nếu họ không làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc khó có thể biết đến họ để ghi vào danh sách giới thiệu những người có

đủ tiêu chuẩn làm Hội thẩm nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu. Do vậy, phần lớn các thành viên trong danh sách đề cử thường là công chức Nhà nước, bởi vì các công chức

Nhà nước thường có hoạt động trong công tác đoàn, Đảng nên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

xem xét để giới thiệu họ vào danh sách bầu Hội thẩm nhân dân.

Từ cách thức lựa chọn hội thẩm nhân dân hiện nay thì hầu hết nguồn của hội thẩm nhân dân là các công chức, viên chức nhà nước kiêm nhiệm hoặc đã nghỉ hưu. Động lực

để họ tham gia vào vụ án là không được cao vì lợi ích khi công tác Hội thẩm không mang lại nhiều. Thứ nhất, về thu nhập, đây không phải là nguồn thu nhập có thể nuôi sống gia

đình và bản thân. Thứ hai, về trách nhiệm công vụ, đây cũng không phải là nơi họ sẽ bị kỷ

luật lao động như thăng, giáng cấp, nâng lương, trừ lương, có chăng chỉ là có được tham gia ở nhiệm kỳ tiếp theo hay không, hay có được thường xuyên tham gia xét xử hay không mà thôi. Thứ ba, về trách nhiệm xã hội, việc đồng cảm về mặt xã hội đối với bị cáo

38

Văn Đạo: Nhức nhói nạn tảo hôn http://nld.com.vn/20100114113023764p0c1002/nhuc-nhoi-nan-tao-hon.htm

hay các nguyên đơn, bị đơn trong vụ án cũng không được kỳ vọng nhiều vì những hội thẩm nhân dân được bầu theo hình thức này không có quá nhiều sự đồng cảm về suy nghĩ, môi trường sống, hoàn cảnh sống…, nên dường như họ đang ở bên ngoài hoàn cảnh của

các đương sự. Vì vậy, trong việc lựa chọn nhân sự để bầu làm Hội thẩm nhân dân cần lựa chọn những người có uy tín, kiến thức và hiểu biết trên các lĩnh vực đời sống xã hội, các khu vực dân cư khác nhau, thì mới đảm bảo đúng ý nghĩa của chế định này.

3.1.2.4 Hạn chế trong việc quản lý Hội thẩm nhân dân

Theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 sửa đổi, bổ sung

năm 2011 thì Chánh án Tòa án nhân dân nơi có Hội thẩm được bầu làm nhiệm vụ xét xử, thực hiện việc quản lý Hội thẩm và đoàn Hội thẩm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm. Tuy nhiên, do đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân là làm nhiệm vụ xét xử theo chế độ kiêm nhiệm nên việc quản lý đối với Hội thẩm nhân dân cũng có những khó khăn nhất định. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xét xử của Tòa án vì Hội thẩm nhân dân chưa tập trung vào việc xét xử và thể hiện trách nhiệm của mình.

Hội thẩm chỉ tham gia vào việc xét xử của Tòa án theo từng vụ án khi được Chánh án

phân công, trong trường hợp được Chánh án phân công làm nhiệm vụ xét xử nhưng có lý

do chính đáng thì Hội thẩm cũng có thể từ chối việc tham gia xét xử. Thể hiện rõ nhất là trong tổ chức cơ sở vật chất tại trụ sở Tòa án, không có phòng nào dành riêng cho Hội thẩm, Hội thẩm chỉ đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án khi được phân công. Hội thẩm không phải là công chức của Tòa án nên đương nhiên không chịu sự quản lý của Tòa án. Tòa án chỉ quản lý Hội thẩm trong thời gian họ nghiên cứu hồ sơ và tham gia xét xử. Ngoài thời gian đó thì họ sinh hoạt tại cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc địa phương nơi họ

sinh sống. Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân chỉ chịu trách nhiệm với Nhà nước về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc xét xử của mình chứ không chịu trách nhiệm trước Chánh án. Vì vậy, các vị Hội thẩm

nhân dân thường đặt không cao trách nhiệm khi tham gia xét xử. Không nghiên cứu hồ sơ

vụ án trước khi xét xử, Chỉ cần với lý do “bận chuyện đột xuất” là vị Hội thẩm nhân dân đã không tham gia phiên tòa, thế là phiên tòa phải hoãn lại. Điều này làm lãng phí thời gian của Hội đồng xét xử và gây phiền phức cho những người tham gia tố tụng, làm mất lòng tin của người dân vào việc xét xử của Tòa án. Do không phải chịu trách nhiệm trước việc không tham dự phiên tòa nên việc Hội thẩm nhân dân không tham dự phiên tòa thường xuyên xảy ra trên thực tế. Việc Hội thẩm nhân dân không tham dự phiên tòa nên phải kiếm Hội thẩm khác để “chửa cháy” vì phiên tòa không thể hoãn liên tục nhiều lần, khi vị Hội

thẩm mới được mời để tham gia xét xử thì không có nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ

Một phần của tài liệu chế định hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 45)