Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán. Nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.
4.1.6.1 Việc kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền thực hiện
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 công ty không bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán.
4.1.6.2 Việc kiểm tra do lãnh đạo (trong nội bộ công ty) thực hiện
Kiểm tra kế toán do lãnh đạo công ty và kế toán trưởng thực hiện thường kỳ với các nội dung sau:
- Kiểm tra chứng từ: là nội dung chủ yếu của việc kiểm tra. Nó gắn liền với việc kiểm tra từng nghiệp vụ kinh tế:
+ Kiểm tra nội dung các hoạt động kinh tế tài chính ghi trong chứng từ có hợp pháp, đúng sự thật, đúng với chế độ thể lệ hiện hành, có phù hợp với định mức và dự đoán phê chuẩn ban hành.
+ Kiểm tra tính hợp lệ là có chữ ký của từng người có thẩm quyền.
+ Đối với những chứng từ tổng hợp và chứng từ ghi sổ phải đối chiếu với chứng từ gốc theo từng nghiệp vụ kinh tế. Đối với chứng từ ghi sổ, cần phải xem định khoản kế toán đúng với tính chất và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh không.
- Kiểm tra việc ghi chép vào các sổ kế toán có đúng sự thật, đúng với chứng từ kế toán, rõ ràng rành mạch không.
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán: Kiểm tra việc phân công, phân nhiệm, lề lối làm việc của bộ máy kế toán. Yêu cầu trong tổ chức bộ máy kế toán là phải hết sức gọn nhẹ nhưng đảm bảo được chất lượng công việc theo yêu cầu quản lý.
- Kiểm tra quỹ: được thực hiện vào cuối ngày, thủ quỹ tiến hành kiểm tra, kê khai và ghi chép số tiền tồn lại.
66
- Cuối mỗi tháng, kế toán trưởng tiến hành kiểm tra sơ bộ việc thực hiện của các kế toán viên.
- Định kỳ, khi kết thúc niên độ kế toán, Ban giám đốc phối hợp với các phòng ban và bộ phận có liên quan tiến hành kiểm tra sổ sách, chứng từ có biên bảng và báo cáo kết quả kiểm tra.
Nhận xét:
a) Ưu điểm
- Công ty thực hiện và tuân thủ đúng các quy định về kiểm tra kế toán. - Việc kiểm tra nội bộ công ty được tiến hành có kế hoạch và diễn ra công khai, minh bạch.
- Nội dung kiểm tra rõ ràng, cụ thể.
- Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện có sai xót, lãnh đạo ngay lập tức đề ra hướng giải quyết, khắc phục hậu quả.
b) Nhược điểm
- Việc kiểm tra nội bộ chỉ diễn ra định kỳ, công ty chưa thực hiện kiểm tra đột xuất. Như vậy, việc kiểm tra sẽ không đảm bảo khách quan.
- Nội dung kiểm tra giữa các lần đều giống nhau, chỉ chú trọng kiểm tra các khoản mục trọng yếu. Các khoản mục khác có thay đổi bất ngờ thì công ty sẽ không phát hiện kịp.