Các tổ chức này cần quan tâm hơn nữa đến việc kê khai các khoản mục tài sản khi lập bản cân đối kế toán và báo cáo tài chính theo đúng quy định chuẩn mực chung nhằm bảo đảm tính chính xác. Các doanh nghiệp cũng cần có thái độ hợp tác hơn với Ngân hàng bằng các báo cáo, có ý thức trong việc sử dụng vốn vay tránh tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, lãng phí vốn vay đồng thời sử dụng bảo quản tốt các TSĐB trong thời gian vay. Những điều kiện này được thực hiện tốt sẽ nâng cao được hiệu quả công việc thuận lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế là rất quan trọng.Ngân hàng là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa.Nhờ có hệ thống ngân hàng mà tiền tiết kiệm của các cá nhân, đoàn thể, các tổ chức được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế.Nó trở thành chất dầu bôi trơn cho bộ máy kinh tế hoạt động thông qua việc di chuyển nguồn lực của xã hội, là chiếc cầu nối luân chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hệ thống ngân hàng của nước ta cũng đang không ngừng phát triển lớn mạnh.Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển này thì hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, đăc biệt là trong hoạt động cho vay.Để hạn chế phần nào những rủi ro từ hoạt động cho vay, có lẽ hình thức cho vay có TSĐB sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn. Thật vậy, hình thức này không những tạo ra một khoản thu nợ thứ hai trong trường hợp khoản thu nợ thứ nhất không đáp ứng được vai trò chi trả nợ, mà còn tạo ra cơ sở pháp lý cho các khoản vay, giúp hạn chế được phần nào những rủi ro cho ngân hàng và chính cả khách hàng của họ.
Vậy để hoạt động cho vay có TSĐB đạt được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta không thể không nhắc đến vai trò vô cùng quan trọng của công tác định giá TSĐB.Đây là khâu quyết định đến giá trị của khoản tín dụng mà ngân hàng quyết định cho khách hàng vay.Định giá TSĐB một cách hợp lý, đúng đắn sẽ đảm bảo được quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Do đó, ngân hàng cần chú trọng phát triển hoạt động định giá TSĐB một cách hợp lý và có hiệu quả để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, từ đó quản trị rủi ro thật tốt.
Trong trường hợp của BIDV Quang Trung, một định hướng phù hợp cho các hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động định giá TSĐB phục vụ cho vay nói riêng là rất cần thiết trong giai đoạn này, khi mà ngân hàng đang đứng trước những thách thức cũng như cơ hội và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì vậy, mặc dù nài chuyên để này của em đang còn nhiều thiếu sót, nhưng em hi vọng nó sẽ đóng góp thêm một phần nào đó vào sự hoàn thiện, phát triển củahoạt động định giá TSĐBphục vụ cho vaytại chi nhánh.
Em mong nhận được những nhận xét và góp ý của các thầy cô trong khoa cũng như của các anh chị nhân viên tại chi nhánh nói chung và phòng quan hệ khách hàng 2 nói riêng! Em xin cảm ơn!
1. NGƯT., TS.Tô Ngọc Hưng, Giáo trình Ngân hàng thương mại – Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2009.
2. PGS.,TS. Phan Thị Cúc, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh-Khoa Tài chính Ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2008.
3. PGS.,TS. Tô Kim Ngọc, Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, NXB Dân trí, năm 2012.
4. Tài liệu Nguyên lý chung về Định giá tài sản – Học viện Ngân hàng.
5. TS. Nguyễn Minh Hoàng, Ths. Phạm Văn Bình, Giáo trình định giá tài sản – Học viện Tài chính, NXB Tài chính, năm 2012.
6. Nghị định 178/1999/NĐ-CP.
7. Nghị định 85/2002/NĐ-CP.
8. Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
9. Pháp lệnh Giá ngày 10/5/2002.