a) Cơ sở xác định giá trị tài sản bảo đảm:
Căn cứ tình hình giao dịch cổ phiếu trên thị trường. Căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm định giá.
Căn cứ những thông tin về đơn vị phát hành cổ phiếu…
b)Phương pháp định giá:
Định giá bằng mệnh giá hoặc giá giao dịch bình quân trên thị trường: Giá trị cổ phiếu = Giá cổ phiếu x Khối lượng cổ phiếu
Giá cổ phiếu được xác định:
Giá cổ phiếu đã niêm yết = Mệnh giá hoặc Trung bình cộng giá giao dịch trong 20 (Hai mươi) ngày giao dịch liên tiếp gần nhất với thời điểm định giá. (Bảng tính toán đính kèm)
Giá cổ phiếu chưa niêm yết = Giá trị cổ phiếu có thể thu được khi bán lại hoặc chuyển nhượng trên cơ sở lợi tức (cổ tức), tình hình tài chính, năng lực cạnh tranh, khả năng phát triển... của Công ty cổ phần.
Định giá theo chiết khấu dòng cổ tức:
Mô hình chiết khấu cổ tức định giá cổ phần bằng cách dự báo dòng cổ tức tương lai.
Giá trị cổ phiếu = Hiện giá của dòng cổ tức dự kiến x Khối lượng cổ phiếu
Định giá theo giá trị sổ sách:
Giá trị cổ phiếu = Giá trị sổ sách = ((Vốn chủ sở hữu – Nguồn kinh phí và quỹ khác)/Số lượng cổ phiếu lưu hành) x Khối lượng cổ phiếu
So sánh các phương pháp định giá để lựa chon mức giá cuối cùng (mức giá này có thể giảm trừ theo tỷ lệ % để đảm bảo an toàn)
c)Giá trị tài sản đảm bảo:
Giá trị TSĐB = Giá trịđịnh giá TSĐB x Hệ số giá trị TSĐB
d)Định giá lại tài sản:
Phải định giá lại cổ phiếu trong các trường hợp sau đây:
- Giá cổ phiếu bị giảm từ 30% trở lên so với giá định giá kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng.
- Trong 05 ngày giao dịch liên tiếp, giá cổ phiếu cầm cố liên tục bị giảm giá xuống tới giá sàn trong phạm vi biên độ dao động giá do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.
- Quy định khác về giá cổ phiếu tối thiểu để định giá lại.
- Khi nhận được thông tin hoặc sự kiện phát sinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng giao dịch và giá cổ phiếu cầm cố.