Các bên kí kết biên bản giao nhận tài sản đảm bảo 2.3.3.7 Đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo:

Một phần của tài liệu Hoạt động định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung thực trạng và giải pháp (2) (Trang 50)

2.3.3.7. Đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo:

Trong thời gian bảo đảm tiền vay, định kỳ 06 tháng hoặc tối đa 12 tháng một lần, BIDV Quang Trung phải tiến hành kiểm tra, đánh giá lại TSĐB. Việc kiểm tra, đánh giá lại phải lập thành biên bản với Bên bảo đảm.

 Kiểm tra, đánh giá lại TSĐB gồm các nội dung sau:

- Đánh giá tình trạng hiện tại của TSĐB, những thay đổi (về số lượng, chất lượng) so với hiện trạng khi nhận TSĐB;

- Tình hình sử dụng, bảo quản và khai thác TSTC; - Tình hình đầu tư, cải tạo, sửa chữa TSTC;

- Tiến độ hình thành tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản hình thành trong tương lai (nếu TSTC là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản hình thành trong tương lai);

của TSĐB (nếu có);

- Định lại giá trị TSĐB: Trình tự, thủ tục định giá lại TSBĐ thực hiện tương tự như khi định giá tài sản lần đầu. Trường hợp định giá lại TSBĐ tăng thêm giá trị để bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm thì phải lập Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa chi nhánh và bên bảo đảm.

- Đề xuất và kiến nghị hoặc thoả thuận giữa hai bên trong trường hợp có sự thay đổi, giảm sút một cách đáng kể giá trị TSBĐ hoặc phát hiện vi phạm của Bên thế chấp trong việc quản lý, khai thác hoặc định đoạt TSTC.

 Một số yêu cầu kiểm tra, đánh giá cụ thể:

Trường hợp thế chấp lô hàng, nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, ít nhất là 01 tháng một lần.

Trường hợp đặc biệt, khi loại tài sản cùng loại với TSĐB có biến động lớn về giá cả (giảm giá) trên thị trường từ 20% trở lên so với giá tại thời điểm định giá gần nhất, hoặc khi số lượng chủng loại tài sản có biến động trên 20%, phải tiến hành đánh giá lại ngay. Giá trị tài sản sau khi đánh giá lại nếu không lớn hơn dư nợ tại thời điểm đó, thì yêu cầu khách hàng viên phải bổ sung TSĐB khác hoặc bảo lãnh của bên thứ ba hoặc chi nhánh yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn phần dư nợ không được bảo đảm.

Đối với tài sản là quyền đòi nợ theo hợp đồng dân sự, thương mại: Cán bộ QHKH phải mở sổ theo dõi chặt chẽ, kịp thời sự biến động dư nợ giữa Bên bảo đảm và Bên có trách nghiệm thanh toán để điều chỉnh giá trị TSĐB và ký phụ lục hợp đồng.

Trong suốt thời gian nhận thế chấp giá trị quyền vốn góp tại doanh nghiệp, cán bộ QHKH phải thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp nhận vốn góp (thông qua việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý), nếu doanh nghiệp đó bị lỗ thì Chi nhánh phải tiến hành định giá lại cho phù hợp, hoặc bổ sung, thay thế bằng TSĐB khác.

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO PHỤC VỤCHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

Một phần của tài liệu Hoạt động định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung thực trạng và giải pháp (2) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w