Thông thường, gạo sau khi chế biến xong được đưa vào bảo quản chờ ngày xuất kho. Nhưng trong quá trình bảo quản có thể do bảo quản quá lâu nên gạo sẽ bị bó cám, bị sâu mọt tấn công, độ ẩm tăng lên do môi trường hay do khi chế biến chưa xử lý triệt để các chỉ tiêu như: tấm, mức bóc cám, thóc lẫn. Do đó, trước khi xuất đi cần kiểm tra lại các lô gạo để xử lý lại các chỉ tiêu chưa đạt cho phù hợp với hợp đồng. Việc xử lý các chỉ tiêu này được gọi là tái chế.
Như vậy, tái chế nhằm mục đích:
Xử lý gạo nguyên liệu để cho ra gạo thành phẩm đạt yêu cầu.
Tận dụng nguồn gạo nguyên liệu một cách kịp thời từ các nguồn gốc sản xuất của nhà máy tư nhân, quốc doanh.
Giúp việc xử lý các phụ phẩm sát với đối tượng, tránh hư hao các phụ phẩm.
Đáp ứng kịp thời các hợp đồng sản xuất, chi phí thấp tức là hạ được giá thành sản phẩm.
Để việc tái chế được đạt kết quả chính xác ít tốn chi phí thì cần được thực hiện qua các bước:
Lấy mẫu đại diện cho từng lô hàng, rồi xác định các chỉ tiêu chất lượng của mẫu đó.
So sánh các chỉ tiêu chất lượng đã kiểm tra so với các chỉ tiêu chất lượng theo hợp đồng, từ đó xác định chỉ tiêu nào chưa đạt cần xử lý và mức độ xử lý.
Một số hạng mục thường xử lý đố với gạo nguyên liệu để cho ra gạo thành phẩm theo yêu cầu sau:
Tạp chất: xử lý bằng sàng tạp chất.
Tấm lẫn: kết hợp sàng đảo và trống phân ly để tách tấm.
Mức xát trắng: tùy thuộc mức độ xát trắng của gạo nguyên liệu để chọn mức xát trắng cho phù hợp với yêu cầu.
Tuy nhiên, việc tái chế chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết. Vì việc tái chế thường tốn chi phí nhân công và thời gian, không mang lại lợi nhuận kinh tế. Hơn nữa việc tái chế chỉ áp dung đối với nguyên liệu gạo lức, còn gạo trắng thường được tái chế khi mức bóc cám không đạt yêu cầu hoặc gạo bị xuống màu do bảo quản quá lâu cần lau
người ta thường dùng phương pháp đấu trộn giữa các loại gạo có phẩm chất khác nhau để cho ra gạo có các chỉ tiêu đúng theo yêu cầu hợp đồng.