Kiểm nghiệm theo ca trong nhà máy chế biến lương thực: mục đích xác định tính chất, phẩm chất và phân loại nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, đồng thời kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm, phụ phẩm. qua đó xác định hiệu quả hoạt động của các thiết bị, tay nghề của công nhân vận hành máy, những khiếm khuyết của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, phụ phẩm, nhằm kịp thời khắc phục, xử lý các sự cố kĩ thuật trong dây chuyền chế biến.
kiểm nghiệm theo ca trong nhà máy chế biến lương thực, ta kiểm tra từng khâu, từng công đoạn như sau:
a. Khâu nguyên liệu:
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào đổ hộc, để có phương hướng sản xuất, điều chỉnh thiết bị, bao gồm các chỉ tiêu: độ ẩm, tạp chất, kích thước hạt, độ đồng nhất, rạn gãy ( hoặc tỉ lệ tấm, mức xát, thóc lẫn nếu nguyên liệu là gạo), hạt đỏ…
Sau đây là quy trình kiểm tra nguyên liệu trước khi nhập vào xí nghiệp:
Bảng 6: Quy trình kiểm tra gạo nguyên liệu trước khi nhập vào xí nghiệp
BƯỚC NỘI DUNG CÔNG VIỆC NGƯỜI THỰC HIỆN
1 Gạo mẫu khách hàng chào theo yêu cầu của xí nghiệp Khách hàng 2 Lấy mẫu của khách hàng đo độ ẩm, kiểm tra bằng
cảm quan các chỉ tiêu như màu sắc, kích thước hạt,
điểm (hạt đỏ), hạt xanh non…bằng cảm quan Nhân viên KCS
3 Định giá sản phẩm theo thị trường (nếu đạt các chỉ tiêu của xí nghiệp) và tiến hành nhập nguyên liệu vào kho để chế biến.
Trả mẫu lại cho khách hàng (nếu không đạt các chỉ tiêu của xí nghiệp)
Nhân viên KCS
4 Kiểm tra nguyên liệu nhập kho xem có đúng với mẫu mà khách hàng đã đưa hay không:
Nếu giống thì tiến hành cân tính khối lượng sản phẩm. Đồng thời kiểm tra xem có bao nào lẫn thóc hoặc tấm không (số lượng nhiều)
Nếu không giống mẫu thì hạ giá sản phẩm xuống hoặc trả hàng lại cho khách hang
Nhân viên KCS
5 Viết biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa cho từng xe/ ghe gạo sau khi khách hàng giao
Xác nhận số lượng vào biên bản
Nhân viên KCS Thủ kho
b. Khâu làm sạch
Xác định hiệu suất làm sạch của sàng tạp chất: HSLS=
Chú thích: C1% : lượng tạp chất có trong mẫu lúc đổ hộc ban đầu C2% : lượng tạp chất có trong mẫu lúc ra khỏi sàng tạp chất HSLS : hiệu suất làm sạch của sàng, thông thường đạt 80% c. Khâu xát
Xác định các tính chất sau:
Xác định mức bóc cám: lấy mẫu sau khi gạo qua khỏi máy xát, dùng cảm quan để xác định hoặc so với hàng mẫu
Xác định rạn gãy do xát:
R1% : tỉ lệ rạn gãy trước khi xát R2% : tỉ lệ rạn gãy sau khi xát R% : tỉ lệ rạn gãy do xát d. Khâu lau bóng
Gạo sau khi xát sẽ vào máy lau bóng, mục đích là loại đi lớp cám tự do còn bám trên bề mặt hạt gạo, làm cho mặt gạo sáng bóng. Ở nhà máy chế biến gạo Docifood 1 thì qua 2 lần lau bóng. Ở giai đoạn này ta xác định bằng cảm quan mức độ trắng bóng của mặt gạo, đồng thời kiểm tra mức độ rạn gãy do lau, thường nhỏ hơn 3%
e. Khâu tách tấm
Gạo sẽ qua sàng đảo hoặc trống tách tấm để loại tấm ra. Để xác định hiệu quả của thiết bị này, có thể xác định tấm lẫn trong gạo hoặc gạo lẫn tấm sau khi ra khỏi thiết bị. g. Kiểm tra gạo thành phẩm
Kiểm tra xem gạo có đạt tiêu chuẩn, có đúng với yêu cầu của nhà máy đưa xuống hay không. Từ đó có hứng xử lý thích hợp.
C1% - C2% HSLS = 100 C1%
h. Kiểm tra phụ phẩm
Kiểm tra lượng cám ra ở kho có đúng với tỉ lệ bình thường không. Từ đó có thể điều chỉnh máy xát hoặc máy lau bóng để gạo ra đạt tiêu chuẩn.
Nhìn chung thì xí nghiệp đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm nghiệm lúa gạo tuy nhiên do các điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà xí nghiệp cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định:
Thuận lợi:
Cán bộ kỹ thuật làm việc nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao
Có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm tra chất lượng gạo
Các dụng cụ kỹ thuật kiểm nghiệm tương dối đầy đủ
Khó khăn:
Còn thiếu máy móc phục vụ cho công tác kiểm nghiệm (máy trộn mẫu) buộc cán bộ kiểm nghiệm phải làm thủ công nên ảnh hưởng đến việc kiểm nghiệm
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh công ty cổ phần Docimexco – Docifood 1. Em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích về thực tế nhằm hiểu sâu hơn chuyên ngành của mình. Từ đó em nhận ra rằng, vai trò của một người kiểm nghiệm là rất quan trọng nó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh tế, uy tín của công ty, cũng như là các hợp đồng xuất khẩu đi nước ngoài. Nếu như không có kinh nghiệm và kiến thức về chuyên ngành thì việc kiểm nghiệm trở nên rất khó khăn, vì vậy việc đi thực tế học hỏi là điều rất cần thiết.
Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco- Docifood1 là một xí nghiệp trao, đổi mua bán có hiệu quả cao. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp không ít khó khăn. Thuận lợi:
+ Nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc trao đổi và mua bán cả về đường bộ lẫn đường thủy.
+ Mặt hàng thu mua chủ yếu là gạo nguyên liệu nên chỉ chế biến và bảo quản với thời gian ngắn và xuất ít bị hư hỏng. Việc kiểm tra thu mua một cách thường xuyên và chặt chẽ.
+ Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý và trang thiết bị làm việc với hiệu suất cao. + Diện tích mặt bằng rộng lớn, mỗi phân xưởng đều có phòng ban riêng.
+ Cán bộ kiểm nghiệm có trình độ chuyên môn cao, trẻ năng động và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đề xuất những ý kiến đóng góp nhằm đưa xí nghiệp ngày càng phát triển.
+ Hàng hóa đạt được chất lượng cao, nên hiệu quả kinh doanh phát triển. Khó khăn:
+ Nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, giá cả không ổn định.
+ Nguồn nguyên liệu thu mua theo mùa vụ nên chất lượng không ổn định thường thì vụ đông xuân tốt hơn vụ hè thu, khó khăn cho việc thu mua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhan Minh Trí (2003). Giáo trình bảo quản lương thực. Đại Học Cần Thơ. 2. Văn Minh Nhựt (2005). Giáo trình máy chế biến thực phẩm. Đại Học Cần Thơ. 3. Ngô Xuân Hoàng (2009). Bài giảng kiểm nghiệm lương thực. Trường trung cấp lương thực Vĩnh Long.
4. Bùi Đức Hợi, Lương Hồng Nga (2006), Kỹ thuật chế biến lương thực - tập 1. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
Các website
5. http://www.buivanngo.com 6. http://www.sinco.com.vn 7. http://www.docimexco.com