ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TCVN ISO 9001 2008 TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO (Trang 44)

IV. Thực trạng của Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 1 Cơ sở hạ tầng

ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

TS. Lê Tấn Đạt Hiệu trưởng

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng luôn coi công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, coi đây là bước đi đột phá cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, trong đó đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ sau đại học là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học thời kỳ hội nhập.

Tháng 5/2003, tại Hội nghị đào tạo đại học, cao đẳng ngành Thể dục thể thao tổ chức tại Đà Nẵng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT đã chỉ đạo: “Trường Cao đẳng Thể dục thể thao Đà Nẵng trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường cần chú trọng tới các nội dung về tổ chức bộ máy, về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy, phấn đấu tới năm 2006 có đủ điều kiện nâng cấp thành Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng”. Khi bắt tay vào xây dựng và trình đề án thành lập trường đại học, khó khăn nhất đối với nhà trường là đáp ứng tiêu chí về đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học. Thời điểm này, Trường chỉ có 70 cán bộ giảng dạy cơ hữu/98 cán bộ viên chức, trong đó chỉ có 10 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 03 NCS (đạt tỷ lệ 15% số lượng cán bộ giảng dạy cơ hữu có trình độ sau đại học), quy mô đào tạo 1.000 sinh viên/năm. Sau một thời gian nỗ lực chuẩn bị về đội ngũ và cơ sở vật chất, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã được thành lập theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 25/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng có 125 cán bộ giảng dạy cơ hữu/174 cán bộ viên chức, quy mô đào tạo trên 3.000 sinh viên/năm. Hiện nay trường có 4 tiến sỹ; 88 thạc sỹ; 21 NCS (14 NCS nước ngoài), 18 đang học cao học (3 CH nước ngoài). Tỷ lệ cán bộ giảng dạy cơ hữu có trình độ sau đại học đạt trên 75%, hầu hết cán bộ giảng dạy của nhà trường đã và đang học sau đại học trong nước và nước ngoài; 85% cán bộ giảng dạy được đào tạo sau đại học trong lĩnh vực Thể dục thể thao. Giai đoạn 2005-2010, mỗi năm Trường cử 3-4 chỉ tiêu dự tuyển nghiên cứu sinh và 15-20 chỉ tiêu dự thi cao học. Hiện nay nhà trường quy hoạch mỗi năm cử từ 8-10 chỉ tiêu dự tuyển đào tạo tiến sĩ trong nước và nước ngoài.

Có được thành quả bước đầu về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy như trên, trước hết về phía nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường trong từng giai đoạn. Trường đã xây

dựng nhiều chính sách khuyến khích động viên giảng viên trẻ tích cực như: Hỗ trợ 100% kinh phí đi học cao học, NCS; thu hút nhân tài như tiếp nhận Thạc sỹ dưới 30 tuổi có nguyện vọng và có chuyên môn về trường thì được hỗ trợ một lần 20 triệu đồng; Tiến sỹ dưới 40 tuổi có nguyện vọng và có chuyên môn về trường thì được hỗ trợ một lần 30 triệu đồng. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020, mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ đạt từ 70-80% giảng viên có trình độ thạc sỹ; 15% có trình độ tiến sĩ; đến năm 2020 phấn đấu có 20-25% cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ.

Trong thời gian qua, phần lớn cán bộ giảng dạy của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng được đào tạo tại các cơ sở đào tạo sau đại học ngành Thể dục thể thao, chủ yếu là Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Viện Khoa học TDTT, Trường Đại học TDTT Tp Hồ Chí Minh và gần đây nhà trường đã cử gần 20 giảng viên làm NCS nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước hoặc bằng học bổng theo hiệp định của chính phủ Trung Quốc (tại các trường Đại học TDTT Bắc Kinh; Thượng Hải; Vũ Hán). Các thạc sĩ, tiến sĩ sau khi được đào tạo và qua thực tiễn công tác, nhà trường đã bổ nhiệm 24 đồng chí, hầu hết ở độ tuổi dưới 35 vào các chức vụ phù hợp như trưởng, phó các phòng, khoa. (chiếm 25% thạc sỹ, tiến sỹ) đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường.

Tuy nhiên với những bước đột phá trên cũng chỉ là bước đầu, nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học, còn chất lượng đào tạo sau đại học chuyên ngành TDTT hiện nay cũng còn nhiều bất cập, đã có dịp chúng tôi đề cập tại hội thảo 20 năm đào tạo sau đại học của ngành như:

- Một số luận văn Thạc sỹ chưa gắn với thực tiễn, hoặc trùng hướng nghiên cứu nhưng chỉ khác đối tượng hoặc tên địa danh nghiên cứu nên giá trị đề tài nghiên cứu không cao.

- Năng lực nghiên cứu - ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ trong lĩnh vực Thể dục thể thao của cán bộ sau khi được đào tạo còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thực tiễn của ngành.

Vì vậy Trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong thời gian tới cần tiếp tục xác định yêu cầu cho giảng viên đã có trình độ sau đại học về nghiên cứu khoa học, hướng dẫn khoa học cho sinh viên tham gia biên soạn giáo trình, nâng cao trình độ ngoại ngữ v.v... Đây là cơ sở quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bị cho công tác đào tạo sau đại học của trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong những năm tới./.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TCVN ISO 9001 2008 TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO (Trang 44)