Mục đích của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TCVN ISO 9001 2008 TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO (Trang 25)

Nếu như 10 năm trước đây, CNTT còn là một khái niệm xa lạ với ngành giáo đào tạo trong nước thì nay nó đã là nhu cầu và là xu hướng phát triển tất yếu. Từ bậc tiểu học tới đại học. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đang được xem là cách làm mới để nâng cao hiệu quả đào tạo và chất lượng của đội ngũ học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều bất cập.

Khi ý tưởng ứng dụng CNTT trong đào tạo giáo dục được đưa ra cách đây nhiều năm, đã có nhiều ý kiến cho rằng điều đó là chưa cần thiết. Thậm chí nhiều người còn cho rằng không có CNTT thì ngành giáo dục thế giới vẫn phát triển tốt trong nhiều năm qua; và rằng không có CNTT thì vẫn có rất nhiều nhân tài được đào tạo ra từ các “nôi” của giáo dục. Thế nhưng, cả thế giới đang vận động theo hướng ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động, và ngành giáo dục cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao CNTT lại cần thiết đối với công tác đào tạo, giảng dạy? Thực tế cho thấy CNTT có thể giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy. CNTT còn giúp giáo viên tiếp cận và chia sẻ nhiều nội dung trong quá trình dạy học, soạn giáo trình trực quan hơn, và có thể tiếp cận nhiều phương pháp, mô hình, biểu bảng, tính toán hơn.

Về phía người học, CNTT sẽ giúp tăng sự chủ động cho học sinh – sinh viên, giúp họ chủ động hơn trong học tập và nghiên cứu. Thông qua CNTT, các chương trình đào tạo cũng sẽ hướng tới người học nhiều hơn. Người học sẽ trở thành trung

tâm, đồng thời CNTT còn giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho giới học sinh – sinh viên.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012; đồng thời từng lấy năm học 2008 - 2009 là năm "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục - đào tạo".

Trên tinh thần đó, ngành giáo dục sẽ triển khai mạng Internet băng rộng miễn phí đến các cơ sở giáo dục mẫu giáo, mầm non, tiểu học, THCS và THPT, các phòng GD và ÐT, các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng. Ngoài ra, việc đấu nối cáp quang giá ưu đãi cũng được triển khai tới các trường đại học và cao đẳng. Ngành giáo dục cũng đẩy mạnh việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, giảng dạy qua truyền hình và qua mạng Internet nhằm tiết kiệm chi phí và tăng khả năng tương tác hai chiều.

Các giáo viên cũng được khuyến khích soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Ngoài ra, việc soạn bài giảng điện tử e-learning trực tuyến, giảng dạy qua mạng cũng được tăng cường. Phần lớn các trường đại học lớn hiện nay đều được đầu tư các phòng lab khá hiện đại, cho phép sinh viên có thể thực hành ngay trên máy, thậm chí là có thể tổ chức thi trực tiếp trên các hệ thống này.

Dạo qua các giảng đường đại học hiện nay, thậm chí ngay tại ngôi trường chúng ta không khó có thể thấy cảnh sinh viên mang theo máy tính xách tay để học và thực hành. Chiếc laptop ngày càng trở thành công cụ trợ giúp học tập không thể thiếu đối với giới học sinh – sinh viên. Chúng giúp sinh viên tiết kiệm đáng kể thời gian ghi chép để tập trung nhiều hơn cho phần thực hành. Bài giảng lý thuyết thường được cung cấp dưới dạng tệp tin download để sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn tại nhà hoặc tại bất cứ nơi nào họ muốn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TCVN ISO 9001 2008 TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w