Người sử dụng và ý thức của việc ứng dụng CNTT của CBVC – Sinh viên:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TCVN ISO 9001 2008 TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO (Trang 27)

IV. Thực trạng của Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 1 Cơ sở hạ tầng

2. Người sử dụng và ý thức của việc ứng dụng CNTT của CBVC – Sinh viên:

cơ sở tại các trường học địa phương. Không phải ai cũng rành về CNTT để đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của Bộ.

Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng khác chính là ý thức học tập theo phương pháp mới của học sinh - sinh viên. Theo một vị quan chức của ngành giáo dục thì ngoài những chuyển biến mang tính chất hệ thống từ trên ra, học sinh - sinh viên chính là đối tượng sau cùng cho thấy việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy có hiệu quả hay không. Nói cách khác, sự thành công sẽ được đánh giá qua chất lượng học tập cuối cùng của học sinh - sinh viên.

IV. Thực trạng của Trường ĐH TDTT Đà Nẵng1. Cơ sở hạ tầng 1. Cơ sở hạ tầng

a. Mạng nội bộ:

 Hệ thống mạng của cơ quan được cho là lớn do nhu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý cần thiết các máy tính phải truy cập internet.Tuy nhiên hệ thống máy chủ đặt quá xa, mô hình mạng máy tính còn nhiều bất cập, dây dẫn kéo quá dài mặc dù đã được trang bị các thiết bị khuếch đại tín hiệu mạng cũng như đường truyền nhưng hiệu quả cũng chưa đươc như mong muốn

 Chưa thể bố trí các vị trí Hub link một cách hợp lý do yếu tố về địa hình cũng như nguồn điện, vị trí đảm bảo an ninh cho Hub

b. Máy tính và các thiết bị tin học khác

 Chưa đồng bộ về cấu hình, chậm cập nhật. Các thông tin về máy tính phần lớn vẫn do phía đơn vị sử dụng máy tính báo cáo mà chưa có cơ chế để đơn vị quản lý, cung cấp máy tính thường xuyên kiểm tra hoặc chưa chủ động cập nhật phần cứng (Bắt buộc các đơn vị đề nghị hoặc máy tính đơn vị đó hỏng mới tiến hành sửa chữa hoặc thay thế thiết bị)

 Các máy chiếu ở giảng đường, máy in và các thiết bị khác vẫn còn gặp nhiều trục trặc

2. Người sử dụng và ý thức của việc ứng dụng CNTT của CBVC – Sinh viên: viên:

 Bản thân các giảng viên, cán bộ quản lý vẫn chưa chủ động học tập, cập nhật CNTT để ứng dụng trong công tác quản lý cũng như giảng dạy, còn nhiều giảng viên còn thiếu kinh nghiệm cơ bản trong sử dụng máy tính, các ứng dụng tin họcvăn phòng.

 Ý thức sử dụng máy tính ở các bộ môn vẫn trong tình hình “con chung không ai khóc” gây ra tình trạng hư hỏng không đáng có.

 Trong quá trình kiểm tra của chuyên viên quản trị mạng còn thấy một số đơn vị tự ý cài đặt máy tính, thay đổi cấu hình mạng làm tắt nghẽn mạng.

 Việc truy cập mạng hiện nay của một số cán bộ giáo viên còn nhằm mục đích giải trí chứ không đi vào nghiên cứu thông tin phục vụ công việc.

 Một số cá nhân còn tỏ ra khá bàng quan về máy tính của đơn vị mình với lý do là ít hoặc không sử dụng nên không quan tâm.

 Các đơn vị vẫn khá thờ ơ với thông tin trên trang tin điện tử dẫn đến tình trạng nghèo thông tin như hiện nay. Chưa có cơ chế rõ ràng để các đơn vị đưa thông tin lên trang tin (Thông tin về đào tạo, các văn pháp pháp quy liên quan đến giáo dục).

 Các phòng chức năng chậm cập nhật thông tin (điểm,văn bản..) lên trang tin. • Sinh viên:

 Phần lớn sinh viên của trường đều xuất phát từ nông thôn nên tình trạng tra cứu, khai thác, ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế

 Chưa khuyến khích các em tra cứu thông tin trên mạng, giảng viên vẫn chưa có kế hoạch giảng dạy mở (Phần lớn các sinh viên tự tra cứu), làm bài tập lớn. Điều này các trường Đại học đã ứng dụng từ rất lâu.

V. Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường mạng cũng như cung cấp thông tin lên trang tin điện tử:

 Nhà trường đưa lên website thông tin những chuyên ngành sẽ giúp thí sinh dễ lựa chọn ngành phù hợp cho mình.

 Phụ huynh muốn tìm hiểu chương trình dạy học, cơ sở vật chất trường ra sao, các thông báo của nhà trường.

 Là kênh thông báo chính thức cho sinh viên về lịch thi cử, môn thi từng học kì, công bố điểm thi.

 Tích hợp hệ thống tra cứu điểm và quản lí hồ sơ sinh viên.

 Người muốn tiếp xúc với trường thì tìm số điện thoại để liên lạc với các phòng ban hoặc giáo viên nào đó.

 Với lợi thế Internet sẽ rất dễ dàng xây dựng các hệ thống quản lí giáo dục trên web. Giảng viên, chuyên viên có thể giao tiếp với ban giám hiệu về việc lên các kế hoạch giảng dạy, lịch tuần, tháng, họp hội đồng, lịch công tác, các văn bản mẫu, giao nhận việc..

VI. Kết luận

Các nghiên cứu cho hay các giáo viên với khả năng sư phạm và kinh nghiệm giảng dạy vốn có, nếu được bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin-truyền thông, hoàn toàn có khả năng thiết kế được các bài giảng điện tử để diễn đạt rất tốt các phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. Đó cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu, giáo viên tham gia các hoạt động giáo dục điện tử.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy-học và nghiên cứu khoa học là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa và cần phải được thực hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay. Mỗi một người dạy-học nên ý thức được tác dụng và ứng dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ dạy-học và nghiên cứu. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thực hiện tốt mục tiêu giáo dục các bậc học với hiệu quả cao nhất./.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TCVN ISO 9001 2008 TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO (Trang 27)

w