IV. Thực trạng của Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 1 Cơ sở hạ tầng
2. Thực trạng hoạt động ĐBCL tại Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.
a. Các hoạt động đã triển khai:
Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về Kiểm định chất lượng (KĐCL) trong các trường đại học, cùng với thời điểm nâng cấp lên trường đại học, trường bắt đầu tiếp cận và triển khai hoạt động KĐCL, hoạt động ĐBCL cơ bản được lồng ghép trong các chính sách chung của trường liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động, được quán triệt trong việc triển khai hoạt động của tổ chức Đảng, của các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ giảng viên và sinh viên.
Từ khi tham gia vào lộ trình kiểm định chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, Trường đã triển khai một số nhiệm vụ như:
Thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng ghép trong đơn vị chuyên môn để triển khai các hoạt động ĐBCL, KĐCL theo yêu cầu cấp trên và của nhà trường đề ra.
Tổ chức TĐG sau khi được nâng cấp lên đại học nhằm đánh giá thực trạng chất lượng của nhà trường khi được nâng cấp để có hướng phấn đấu.
Sau TĐG, Trường đã đặt mục tiêu phấn đấu về mặt chất lượng, có kế hoạch cải tiến chất lượng và triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng.
Các hoạt động đánh giá chất lượng trong KĐCL đã được triển khai song song với việc triển khai quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO như xây dựng chính sách chất lượng phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và nguồn lực của Trường, đánh giá sự hài lòng của khách hàng, tổ chức lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo… Các hoạt động duy trì và cải tiến chất lượng trong các lĩnh vực công tác được tổ chức triển khai đồng hành trong hoạt động KĐCL cũng như trong quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO như: Triển khai xây dựng mới chương trình các môn học, tiếp tục rà soát và hoàn thiện các văn bản trong quản lý đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng tiêu chuẩn đề ra, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.
Thông tin về KĐCL cũng như ĐBCL được chuyển tải trên Website của trường, việc thực hiện 3 công khai về chất lượng giáo dục theo yêu cầu đã được triển khai.
Trường đã tổ chức Hội nghị ĐBCL lần 1 (vào tháng 3/2009) quán triệt đến toàn thể CBVC các chủ trương, chính, nội dung hoạt động ĐBCL và KĐCL đồng thời rà soát xác định những điểm mạnh, yếu của Trường sau khi nâng cấp lên đại học.
Xây dựng kế hoạch ĐBCL giai đoạn 2010-2012 và cho từng năm học, kế hoạch cải tiến chất lượng trên cơ sở những điểm yếu chỉ ra trong báo cáo TĐG .
Tổ chức Hội nghị lần 2 vào tháng 3/2011 triển khai kế hoạch TĐG năm 2011 để xác định những điểm mạnh, tồn tại và xây dựng kế hoạch khăc phục nhằm duy trì và ĐBCL, đồng thời tiến tới đang ký KĐCL.
b. Tồn tại:
Những hoạt động ĐBCL tuy được thể hiện đan xen trong các chủ trương, chính sách và kế hoạch công tác trong Nhà trường, nhưng chưa được cụ thể hoá theo từng nội dung tiêu chuẩn trong kế hoạch công tác của các đơn vị chuyên môn.
Đây là một hoạt động tương đối mới, Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách về ĐBCL tuy nhiên lực lượng còn quá mỏng và kinh nghiệm chuyên môn chưa cao, sự phối hợp trong triển khai nhiệm vụ ĐBCL còn có những bất cập vì vậy trong quá trình triển khai còn nhiều khó khăn, đặc biệt cách tiếp cận và triển khai các nội dung, yêu cầu đối với từng vấn đề như ĐBCL, KĐCL hay TĐG.
Hoạt động ĐBCL tuy đã đề cập và xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn, tuy nhiên việc quan tâm và xúc tiến các nội dung kế hoạch cũng như tổ chức đánh giá chất lượng theo hệ thống KĐCL vẫn còn khó khăn, các hoạt động cải tiến và khắc phục tồn tại theo yêu cầu của từng tiêu chuẩn gắn với trách nhiệm của từng đơn vị chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức.
Hoạt động Tự đánh giá đã triển khai nhưng việc tổ chức đánh giá, thu thập số liệu và các minh chứng cho công tác đánh giá còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như lực lượng tham gia, kinh nghiệm chuyên môn cũng như quỹ thời gian và các điều kiện khác vv. Một số nội dung trong đánh giá chất lượng như đánh giá chương trình các môn học, khảo sát chất lượng đào tạo, khảo sát sự hài lòng khách hàng, việc thống kê tỷ lệ SV có việc làm triển khai còn nhiều khó khăn. Hoạt động NCKH tuy đã có nhiều nỗ lực, song vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn đạt ra. Nhận thức về sự cần thiết và trách nhiệm đối với ĐBCL đôi lúc chưa được sâu sắc.
Đây là những hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động công tác này mà chúng tôi quan tâm trong quá trình triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng và đảm bảo chất lượng tại trường.
3. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Để việc triển khai hoạt động ĐBCL tại trường trong thời tới đạt hiệu quả, trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng, chúng tôi đề xuất một số nội dung sau:
- Do hoạt động ĐBCL còn mới vì vậy cần có các biện pháp tuyên truyền nhằm tạo sự hiểu biết, nhận thức về sự cần thiết của hoạt động ĐBCL trong nhà trường.
- Để nâng cao nhận thức CBVC về hoạt động ĐBCL, tiến tới hình thành văn hoá chất lượng trong nhà trường đồi hỏi cần phải nắm bắt và triển khai kịp thời các chủ trương, yêu cầu của cấp trên, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo và vai trò chủ động của đơn vị chuyên môn, sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị trong toàn trường.
- Xây dựng năng lực đội ngũ làm công tác ĐBCL với 3 yêu cầu:
Phát triển tổ chức và nhân sự, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tiếp cận và tranh thủ sự hỗ trợ của chuyên gia.
- Tuân thủ và thực hiện tốt việc Lập kế hoạch- tổ chức thực hiện- kiểm tra- liên tục cải tiến là biện pháp quan trọng trong việc xác lập và phát triển hệ thống ĐBCL.
- Phối hợp chặt chẽ giữa quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO với việc thường xuyên tổ chức tự đánh giá và kiểm định chất lượng trong hoạt động quản lý của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục trong toàn trường.
- Thường xuyên triển khai hoạt động tự đánh giá và xây dựng kế hoạch khắc phục kịp thời một cách đồng bộ trong tất cả các đơn vị là biện pháp hữu hiệu để cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu đảm bảo được chất lượng.
Kết luận:
Đảm bảo chất lượng là mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học phù hợp với điều kiện của giáo dục Việt nam cũng như đối với trường ta, ĐBCL là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ quy trình và thủ tục mà thông qua sự hiện diện và sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng các mục tiêu đã đề ra đang được thực hiện, các chuẩn mực học thuật phù hợp đang được duy trì và không ngừng nâng cao ở cấp trường và ở các chương trình đào tạo của nhà trường. Vì vậy quan tâm và triển khai có hiệu quả hoạt động này sẽ giúp cho công tác quản lý đào tạo tại trường có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của nhà trường cũng như yêu cầu về công tác KĐCL của Bộ GD&ĐT./