IV. Thực trạng của Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 1 Cơ sở hạ tầng
1. Các thành tố thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng và vai trò của hoạt động ĐBCL đối với quá trình phát triển trong trường đại học.
động ĐBCL đối với quá trình phát triển trong trường đại học.
a. Các thành tố thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng:
Có thể hiểu Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) là sự cam kết thực hiện tiêu chuẩn, tiêu chí và quy trình đối với quản lý chất lượng để thực hiện được mục tiêu chất lượng. Trong bối cảnh về sứ mạng và tầm nhìn của các trường đại học hiện nay, ĐBCL nghĩa là quy trình đảm bảo rằng các hoạt động thực tiễn, các nguyên tắc hay hành động đều hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực chính như giảng dạy, học tập, nghiên cứu và các dịch vụ cộng đồng, trong đó các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục chính là mục tiêu phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đối với các trường đại học.
Để đáp ứng được các mục tiêu trên, theo quan điểm của Fraze (1992) xác định và cho rằng: có 4 thành phần chính trong hệ thống đảm bảo chất lượng đó là:
- Tất cả mọi người trong hệ thống phải có trách nhiệm duy trì chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà tổ chức làm ra.
- Tất cả mọi người phải có trách nhiệm củng cố chất lượng của sảm phẩm hay dịch vụ đó.
- Tất cả mọi người đều phải hiểu, sử dụng và cảm thấy mình là người làm chủ hệ thống đang hoạt động đúng hướng nhằm duy trì và củng cố chất lượng.
- Tất cả những người hưởng lợi (cả người quản lý hay khách hàng) cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống và có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.
Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đó là cơ sở để giúp ta xây dựng các quy trình và tiêu chuẩn cho sản phẩm đầu ra có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Mỗi người trong đơn vị đều quan tâm tới chất lượng và đều có trách nhiệm liên quan đến chất lượng. Mọi bộ phận trong trường đều phải có trách nhiệm trong việc ĐBCL, phối hợp thực hiện có hiệu quả. Chỉ có vậy thì hoạt động đảm bảo và nâng cao chất lượng mới được thực sự quan tâm thích đáng.
Trong quá trình triển khai hoạt động ĐBCL, bất cứ cơ sở đào tạo nào, muốn duy trì và nâng cao hoạt động ĐBCL cần hiểu rỏ và phát huy tốt các chức năng sau:
(1) Chức năng tạo lập và triển khai một chính sách ĐBCL với đầy đủ các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của Nhà nước, của ngành và của khách hành. Điều này sẽ giúp cho nhà trường định hướng tốt hơn trong quá trình thực hiện đào tạo cũng như kiểm soát quá trình hay các hoạt động nếu có sự thay đổi biến động thì cũng có thể kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý có hiệu quả.
(2) Chức năng lập kế hoạch và từng bước áp dụng hệ thống ĐBCL. Để tiến hành các hoạt động đào tạo có hiệu quả thì nhà trường phải biết xây dựng cho mình một kế hoạch chất lượng hoàn chỉnh trong từng khâu, từng bộ phận. Chỉ khi kế hoạch được xây dựng chính xác có chất lượng thì các hoạt động tiếp theo mới có khả năng thực hiện tốt. Trên cơ sở lập kế hoạch tốt thì chúng ta mới có thể dễ dàng lựa chọn và từng bước triển khai áp dụng hệ thống ĐBCL phù hợp với điều kiện nhà trường, từ đó giúp nhà trường phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của mình.
(3) Chức năng đánh giá, kiểm tra và kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn của quá trình đào tạo. Công việc này cần được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Điều đó sẽ giúp nhà trường chủ động trong phát hiện ra những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình đề ra biện pháp giải quyết kịp thời. Nhờ có đánh giá chất lượng nhà trường mới biết được mức chất lượng đầu ra của quá trình cũng như khả năng đáp ứng của các điều kiện hỗ trợ khác, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hợp lý.
(4) Thu thập, phân tích và xử lý số liệu về chất lượng cần phải được thực hiện một cách khoa học, thường xuyên và liên tục để có những thông tin chính xác về chất lượng và có cơ sở đưa ra những biện pháp điều chỉnh hữu hiệu.
Điều này có nghĩa để vận dụng và tiến hành đúng quy trình ĐBCL phải tuân thủ các bước như sau: Lập kế hoạch - tổ chức thực hiện- kiểm tra- liên tục cải tiến.
b. Vai trò của hoạt động ĐBCL trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảm bảo chất lượng là quá trình xẩy ra trước và trong khi thực hiện. Mối quan tâm của nó là phòng chống những sai lầm có thể xẩy ra ngay từ bước đầu tiên. Trong giáo dục, đảm bảo chất lượng được xác định như một hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng.
Theo nghiên cứu của Freeman (1994), Peters (1977) cho thấy rằng yếu tố quyết định duy nhất của chất lượng trong một trường đại học là từ bên trong của chính trường đó. Nó được quyết định bởi chất lượng quản lý và năng lực của các nhà lãnh đạo và quản lý. Đảm bảo chất lượng là một hệ thống các nguyên tắc làm việc có mục đích sắp xếp công việc trong một tổ chức nhằm đảm bảo rằng:
- Các mục đích và sứ mệnh của tổ chức đó là rõ ràng và được tất cả mọi người trong cơ quan biết đến [tính minh bạch].
- Có các hệ thống quản lý làm việc và ở đó công việc được sắp xếp trôi chảy, hết sức rõ ràng, và tất cả mọi người trong tổ chức đều phải được biết [tính kế hoạch].
- Mọi người luôn hiểu rõ ai chịu trách nhiệm về cái gì [tính chịu trách nhiệm]. - Quan niệm thế nào là chất lượng trong tổ chức đó phải được quy định trên giấy tờ, được sự đồng lòng của tất cả mọi người [tính nhất trí và quy định rõ chuẩn mực].
- Có một hệ thống nhằm kiểm tra tất cả công việc đều được làm theo kế hoạch; khi có sai sót - và chắc chắn sẽ có sai sót - có những biện pháp đã được đồng ý trước để sửa chửa các sai sót đó [các cơ chế đảm quản lý chất lượng] (Freeman, 1994)
Với chức năng và tính ưu việt của nó trong quản lý cho ta nhận thấy hoạt động ĐBCL là một hoạt động cần thiết dùng để giúp quản lý các cơ quan cũng như trong cơ sở giáo dục. Có thể đảm bảo là mọi hoạt động đều được làm theo kế hoạch theo sự phân công trách nhiệm rõ ràng và được mọi người nhất trí. Với công cụ quản lý này, các sai sót trong quá trình thực hiện dễ dàng được phát hiện và sửa chữa kịp thời trước khi đưa ra sản phẩm. Với đảm bảo chất lượng như một hệ thống quản lý chất lượng, những mục tiêu được đề ra ngay từ đầu của một tổ chức sẽ được thực hiện dễ dàng và
có kết quả cao. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong quá trình xây dựng và phất triển, nếu quan tâm triển khai và tuân thủ đầy đủ nguyên tắc, các yêu cầu hệ thống của đảm bảo chất lượng sẽ giúp cho việc khắc phục và cải tiến chất lượng diễn ra thuận lợi hơn, hoạt động ĐBCL sẽ có tác dụng sâu sắc đến quá trình phát triển bền vững của nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng giáo dục.