Tình hình chung cả nước

Một phần của tài liệu lỗ chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 52)

5. Bố cục

3.1.1.1. Tình hình chung cả nước

Lỗ là một điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trước những biến động lớn của nền kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi mình mới có thể đứng vững thì lại có những doanh nghiệp không thể giải quyết tốt bài toán này, sản xuất, kinh doanh thất bại đem đến các khoản lỗ. Tính trên phạm vi cả nước, các khoản lỗ ngày càng xuất hiện nhiều tại các doanh nghiệp. Đó là một thực trạng đáng quan tâm. Điều đáng chú ý đến là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đa quốc gia kê khai lỗ ngày càng tăng.

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 47 SVTH: Trang Văn Tâm

Trong nhiều năm qua, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước được xuất hiện nhiều hơn trên các mặt báo nhờ vào các khoản lỗ. Tính đến cuối năm 2011, tổng các khoản lỗ lũy kế của 13 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lên tới 48.988 tỷ đồng. Mức lỗ bình quân của các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước cao gấp 12 lần các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tổng lỗ lũy kế của các Tập đoàn, Tổng công ty đến hết năm 2011 là 26.100 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng góp 78% số lỗ này khi lỗ lũy kế tới 38.104 tỷ đồng. Theo báo cáo, EVN lỗ do sản xuất kinh doanh điện là 11.437 tỷ đồng và lỗ 26.667 tỷ đồng vì chênh lệch tỷ giá. Vào cuối năm 2012, 13 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế 48.988 tỷ đồng năm ngoái. Trong số này, EVN dẫn đầu với khoản lỗ 38.104 tỷ đồng, tiếp theo là Vinalines, Petrolimex, Xăng dầu Quân đội26

...Ngoài việc do yếu kém trong việc quản lý, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đều thành lập các công ty con và đầu tư ngoài ngành, xa rời mục tiêu chính được giao với tham vọng trở thành “chea bol” Việt Nam.27 Chính việc đầu tư dàn trải vào các lĩnh vực như BĐS, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng…đã góp phần vào số lỗ tại các Tập Đoàn, Tổng công ty Nhà nước thêm tăng.

Bài học đắt giá nhất mà ta cần phải nhắc đến đó là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin. Hậu quả từ các khoản lỗ mà doanh nghiệp này để lại còn cần rất nhiều thời gian, công sức và tài lực mới có thể khắc phục được. Từ cuối năm 2008, Tập đoàn, Tổng công ty Vinashin gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, không thu xếp được vốn để thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng có nhu cầu đóng tàu. Tập đoàn lâm vào tình trạng thua lỗ 1.700 tỷ đồng năm 2009, nhưng qua công tác thanh tra xác định số thực lỗ của Tập đoàn lên tới gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 3.300 tỷ đồng sao với báo cáo kiểm toán. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều đơn hàng hủy bỏ giá trị lên tới gần 12 tỷ USD. Song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trước hết là do việc cố ý làm trái, báo cáo không trung thực và yếu kém của lãnh đạo Tập đoàn trong quản lý doanh nghiệp, phát triển thêm quá nhiều doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh…Bên cạnh đó, một số cơ quan thuộc Chính phủ chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với tập đoàn. Theo báo cáo của tổ công tác và Hội đồng quản trị của tập đoàn Vinashin đến ngày 30/06/2010, tổng số nợ của tập đoàn là hơn 86 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ đến hạn phải

26 Ngọc Quang, Doanh nghiệp Nhà nước vẫn trả lương cao ngất ngưởng, http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Doanh-

nghiep-nha-nuoc-thua-lo-van-tra-luong-cao-ngat-nguong-post147370.gd [Ngày truy cập 19/09/2014].

27 Vũ Hạnh – Đặng Khanh, Các Tập đoàn Nhà nước đầu tư ngoài ngành: Lỗ nhiều hơn lãi, http://vov.vn/kinh-

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 48 SVTH: Trang Văn Tâm

trả trên 14 nghìn tỷ đồng, Tập đoàn rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, sản xuất đình đốn28…

Đối với các doanh nghiệp FDI được biết đến các con số lỗ từ những nghi án tuyệt chiêu chuyển giá. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi cả nước 9093 doanh nghiệp.29 Đây là loại hình doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ góp phần vào tăng thu Ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, nguồn vốn bổ sung quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, xét trên phương diện quản lý thuế, cơ quan thuế đang phải đối mặt với tình hình kê khai thua lỗ ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm khoảng trên 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, thậm chí có những doanh nghiệp lỗ đến mất vốn pháp định mà vẫn tồn tại, hoạt động kinh doanh bình thường và không ngừng mở rộng đầu tư. Ở một số địa phương như: Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu; tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, tỷ lệ số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ lần lượt là 60% và 52,2%.30

Một số ví dụ điển hình mà chúng ta có thể thấy đó là tại các công ty/doanh nghiệp lớn như Metro, Coca Cola, Pepsi, Nestlé...

Trường hợp Metro Cash & Carry, 11/12 năm hoạt động liên tục báo lỗ. Cụ thể, cục thuế TP.HCM đã đưa ra những con số thống kê về lỗ như sau: năm 2007 và 2008 lỗ lần lượt 157 tỷ đồng và 190 tỷ đồng trong khi doanh thu rất cao 6.607 tỷ đồng và 8.175 tỷ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỷ đồng, số lỗ thì cũng rất cao 160 tỷ đồng, năm 2010 có lãi nhưng đến năm 2011 lại bị với khoản lỗ 89 tỷ đồng. Tính đến năm 2012, Metro đã lỗ lũy kế 598 tỷ đồng, sau khi thực hiện quá trình chuyển lỗ qua các năm thì vẫn còn lỗ tới 254 tỷ đồng.31 Điều này cho thấy, Metro sau 12 năm hoạt động tại Việt Nam, doanh nghiệp này chưa bao giờ phải đóng thuế TNDN. Còn trên lĩnh

28 Bảo Anh, Thực lỗ của Vinashine gấp 3 lần báo cáo, http://vneconomy.vn/doanh-nhan/thuc-lo-cua-vinashin-

gap-3-lan-bao-cao-20110603044755359.htm [Ngày truy cập 19/09/2014].

29 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoan 2000-2013.

30 Nguyễn Quang Tiến, Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá: thực trạng và giải pháp,

http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Quan-ly-thue-doi-voi-hoat-dong-chuyen-gia-Thuc-trang-va- giai-phap/5673.tctc [Ngày truy cập 19/09/2014].

31 Trung Nguyên, Ngã ngửa Metro: 900 triệu độ 12 năm lỗ nặng, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/192437/nga-

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 49 SVTH: Trang Văn Tâm

vực giải khát, hai ông lớn Coca – Cola và PesiCo đang chiếm hơn 80% thị phần nước giải khát tại Việt Nam, nhưng trên bảng báo cáo tài chính hàng năm của hai công ty lớn này luôn lúc nào cũng là con số lỗ khổng lồ, lãi thì không đáng kể.

Theo báo cáo tính đến 30/09/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng. Không chỉ lỗ lớn, Coca -Cola thậm chí đã âm vốn chủ sở hữu lên đến hơn 800 tỷ đồng. Còn Pepsico, tính đến ngày 31/12/2010 lỗ lũy kết là 1.206 tỷ đồng nhưng trên bảng cân đối tài sản thì doanh nghiệp vẫn còn dương khoảng 700 tỷ đồng32 không như trường hợp của Coca-Cola….

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra từ các khoản lỗ này, phải chăng là nghi án chuyển giá? Qua công tác thanh tra, đa phần các doanh nghiệp FDI đều có dính đến hoạt động chuyển giá. Những “chiêu thức” phổ biến trong hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia thường sử dụng như nâng giá nhập nguyên vật liệu cao hơn thực tế làm tăng giá thành, nâng cao giá trị tài sản góp vốn, bán thành phẩm cho công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty liên kết, chi phí quảng cáo…Khi bị cơ quan thuế phát hiện, bịt chiêu thức này thì các doanh nghiệp lại cao tay hơn tìm những kẻ hở trong luật để lòi ra chiêu thức chuyển giá khác để thực hiện hành vi của mình. Chính đều này gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý thuế.

Kết quả thanh tra doanh nhiệp FDI ở một số tỉnh, thành năm 2013

(Nguồn: Tổng cục thuế - www.gdt.gov.vn )

ĐVT: Tỷ đồng (số liệu được làm tròn) STT Cục Thuế Tổng số DN thanh tra Số DN vi phạm Tổng số truy thu, phạt Giảm lỗ 1 Hà Nội 332 326 498 1.575 2 TP.HCM 193 164 173 870 3 Quảng Trị 27 27 2.3 1.2 4 Thái Nguyên 20 20 3.1 24.3 5 Tây Ninh 18 18 5.3 63

32 Hoài Thu, 5 đại gia chưa từng đóng thuế cho Việt Nam, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/5-dai-gia-chua-

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 50 SVTH: Trang Văn Tâm 6 Hòa Bình 16 16 3.6 46 7 Bến Tre 17 15 1.5 21 8 Hải Phòng 50 12 28.8 169 9 Ninh Bình 10 8 1.2 119 10 Nam Định 6 5 1.6 8.2

Nhìn qua những con số thống kê thanh tra 10 tỉnh thành mà số lượng doanh nghiệp vi phạm đã gần như bằng số lượng doanh nghiệp được thanh tra. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng của nền kinh tế, do đó cơ quan chức năng cần phải vào cuộc mạnh hơn, cần thiết phải có giải pháp hữu hiệu nào đó để có thể giải quyết được bài toán chuyển giá này.

Một phần của tài liệu lỗ chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)