Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch tại trường cao đẳng du lịch và thương mại hải dương (Trang 36)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu và phù hợp với tính chất, phạm vi của đề tài, tác giả dự kiến sẽ sử dụng một số phƣơng pháp sau đây:

2.2.1. Phương pháp điều tra thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này để thu thập, tích luỹ tài liệu, thông tin thực tế. Kết quả điều tra thực tế này là cơ sở ban đầu và thẩm định lại một số nhận định trong quá trình nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh

Phƣơng pháp này dự kiến đƣợc sử dụng để xử lý tƣ liệu, số liệu về hoạt động đào tạo nhân lực du lịch của các trƣờng cao đẳng du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng mà điển hình là Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch. Từ đó có những đánh giá và đƣa ra cách khắc phục những hạn chế tồn tại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu /thông tin /dữ liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Dựa trên các báo cáo thông kê về kết quả công tác đào tạo nghề hằng năm của Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại nhƣ: Quy mô HSSV tham gia học nghề hằng năm, cơ cấu ngành nghề đào tạo của Nhà trƣờng, số lƣợng giáo viên tham gia dạy nghề, chƣơng trình đào tạo nghề, kết quả học tập của HSSV học nghề, việc làm của HSSV học nghề,… Các số liệu trên sẽ đƣợc so sánh giữa các năm với nhau để phân tích hoạt động dạy nghề của Nhà trƣờng về mặt định lƣợng, làm cơ sở rút ra các kết luận nhằm đánh giá công tác đào tạo nghề của Nhà trƣờng.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin trên các khía cạnh nhƣ:

Điều tra về nhu cầu đào tạo và điều tra về năng lực đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng;

Lập phiếu điều tra, chọn ra mẫu để nghiên cứu việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu tác giả chọn điểm nghiên cứu dựa trên tiêu chí sau:

+ Các trƣờng Cao đẳng nghề, và trƣờng cao đẳng có hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

+ Phỏng vấn cán bộ, giáo viên và học sinh tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại.

2.2.4. Phương pháp dự báo

Sử dụng phƣơng pháp này để xác định nhu cầu về nhân lực ngành Du lịch trong tƣơng lai để từ đó có một phƣơng hƣớng, một cái đích để các trƣờng đào tạo về du lịch hƣớng tới và theo đuổi.

2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo nhân lực

Chất lƣợng đào tạo nhân lực đƣợc thể hiện qua chính năng lực của ngƣời học sau khi hoàn thành một chƣơng trình đào tạo. Năng lực này bao gồm các thành tố sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-Trình độ kiến thức đƣợc đào tạo.

-Kỹ năng, kỹ xảo thực hành đƣợc đào tạo.

-Năng lực nhận thức và năng lực tƣ duy qua quá trình đào tạo. -Phẩm chất nhân văn đƣợc đào tạo.

2.3.1. Trình độ kiến thức được đào tạo

Trình độ kiến thức này chính là khối lƣợng nội dung đƣợc quy định trong chƣơng trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo phù hợp với chuyên ngành đào tạo và thực hiện đƣợc các mục tiêu đào tạo đã đề ra. Trình độ kiến thức đƣợc đào tạo bao gồm: Kỹ năng, kỹ xảo và Năng lực nhận thức, tƣ duy.

2.3.2. Kỹ năng, kỹ xảo

Kỹ năng, kỹ xảo đƣợc phân thành 5 cấp độ từ thấp đến cao, cụ thể nhƣ sau: Cấp độ 1: Bắt chƣớc (Tức là quan sát và lặp lại đƣợc 1 kỹ năng nào đó). Cấp độ 2: Thao tác (Tức là hoàn thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn, không phải là bắt chƣớc một cách máy móc).

Cấp độ 3: Chuẩn hoá (Tức là lặp lại một kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng một cách độc lập mà không cần hƣớng dẫn).

Cấp độ 4: Phối hợp (Tức là kết hợp đƣợc nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn định).

Cấp độ 5: Tự động hoá (Tức là hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng, thuần thục, không đòi hỏi phải gắng sức về thể lực hay trí tuệ)

2.3.3. Năng lực nhận thức và tư duy

* Năng lực nhận thức đƣợc chia thành 8 cấp độ nhƣ sau:

- Biết: Tức là ghi nhớ đƣợc các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý mà mình đã đƣợc học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiểu: hiểu đƣợc các tƣ liệu đã đƣợc học, có thể diễn giải, mô tả tóm tắt các thông tin đã thu nhận đƣợc.

- Áp dụng: Áp dụng đƣợc các thông tin, kiến thức vào giải quyết các tình huống khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phân tích: Biết cách tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó đối với nhau theo cấu trúc của chúng.

- Tổng hợp: Biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu.

- Đánh giá: Biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí đã xác định.

- Chuyển giao: Có khả năng diễn giải và truyền thụ kiến thức đã tiếp thu đƣợc cho đối tƣợng khác.

- Sáng tạo: Tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu đƣợc.

* Năng lực tƣ duy đƣợc chia thành 4 cấp độ nhƣ sau:

- Tƣ duy logic: Suy luận theo một chuỗi có tuần tự, có khoa học và hệ thống. - Tƣ duy trìu tƣợng: Suy luận một cách khá quát hoá, tổng quát hoá ngoài những khuôn khổ có sẵn.

- Tƣ duy phê phán: Suy luận một cách có hệ thống, có nhận xét, có phê phán. - Tƣ duy sáng tạo: Suy luận các vấn đề một cách mở rộng và ngoài các khuôn khổ có sẵn, tạo ra những cái mới…

2.3.4. Phẩm chất nhân văn

Phẩm chất này có các cấp độ nhƣ sau:

- Năng lực hợp tác: Sẵn sàng cùng chia sẻ và thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Năng lực thuyết phục: Thuyết phục đối tác chấp nhận các ý tƣởng, kế hoạch… của mình và cùng thực hiện.

- Năng lực quản lý: Thể hiện thông qua khả năng tổ chức, điều phối và vận hành tổ chức nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

2.3.5. Khả năng làm việc sau tốt nghiệp ra trường

Khả năng làm việc của HSSV ngành Du lịch sau tốt nghiệp ra trƣờng đƣợc thể hiện ở những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại về lịch sử, văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hóa, kinh tế - xã hội, ngoại ngữ… và những kỹ năng theo chuyên ngành để sinh viên dễ dàng tiếp cận thị trƣờng lao động sau khi tốt nghiệp.

Với phƣơng châm “Học đi đôi với hành” sinh viên ngành Du lịch phải đƣợc tham gia các hoạt động ngoại khóa và tham quan thực tế tại các khách sạn, các khu du lịch điển hình, các khu di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch sinh thái và các điểm tham quan hấp dẫn du khách từ Bắc tới Nam, thậm chí ở nƣớc ngoài.

Ví dụ:

Sinh viên chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn: Có kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại về lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh du lịch, những kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp khách sạn, lữ hành và các khu nghỉ dƣỡng, có khả năng hoạch định chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, biết tổ chức các hoạt động văn hóa, hoạt động kinh doanh phục vụ cho du lịch. Sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các khu nghỉ dƣỡng, khách sạn, nhà hàng thuộc ngành Du lịch.

Sinh viên chuyên ngành Quản trị Lữ hành - Hƣớng dẫn Du lịch: Có kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại về lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội và thiết thực về Việt Nam học, am hiểu về đất nƣớc con ngƣời của các nƣớc trên thế giới, những kỹ năng chuyên sâu về hƣớng dẫn du lịch, có khả năng giới thiệu về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cho khách trong nƣớc và quốc tế, biết tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ cho du lịch. Sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các công ty du lịch, lữ hành, các khu di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch trong cả nƣớc, thậm chí có thể làm việc đƣợc ở các công ty nƣớc ngoài.

Khả năng làm việc sau tốt nghiệp ra trƣờng phải đảm bảo trên 90% số sinh viên ra trƣờng đã có việc làm phù hợp với ngành nghề mà mình đã học tại trƣờng. Thậm chí trong quá trình đang học tập tại trƣờng (nhà trƣờng cử đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực tập) các sinh viên đã có thể đƣợc các doanh nghiệp nhận vào làm việc. Khả năng làm việc sau tốt nghiệp ra trƣờng này còn phải kể đến những học sinh, sinh viên đƣợc tín nhiệm giữ các chức vụ giám đốc, phó giám đốc hoặc trƣởng các bộ phận quan trọng tại các công ty du lịch; một số đã tự đứng ra thành lập doanh nghiệp cho riêng mình và kinh doanh rất thành đạt ngay từ khi mới ra trƣờng.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH VÀ THƢƠNG MẠI

3.1. Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động của trƣờng cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại lịch và Thƣơng mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Khái quát về các trường cao đẳng du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Theo thống kê chƣa đầy đủ thì cả nƣớc hiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch, gồm 62 trƣờng đại học; 80 trƣờng cao đẳng, 117 trƣờng trung cấp, 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Trong khi đó tại Hải Dƣơng, theo kết quả khảo sát từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cho thấy, hiện có 3 trƣờng cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có đào tạo về Du lịch

(tính đến đầu năm 2015). Bao gồm các trƣờng: Đại học Sao Đỏ; Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại; Cao đẳng Hải Dƣơng.

Ngoài ra, theo cuốn “Những điều thí sinh cần biết” cũng cho thấy: Trên toàn tỉnh Hải Dƣơng có 3 trƣờng có đào tạo về Du lịch, đó là các trƣờng sau:

1) Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại; địa chỉ Thị trấn Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dƣơng; điện thoại 03203.786.492; 786479; Fax: 03203.786.878; Website: http:// www.cdktks-dl.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2) Trƣờng Đại học Sao Đỏ; địa chỉ Số 24, Thái Học 2 - Phƣờng Sao Đỏ - thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dƣơng; điện thoại 03203.882.402; Website: www.saodo.edu.vn

3) Trƣờng Cao đẳng Hải Dƣơng; địa chỉ Đƣờng Nguyễn Thị Duệ - phƣờng Thanh Bình - Tp Hải Dƣơng - tỉnh Hải Dƣơng; điện thoại 03203.890.025; Website: www.caodanghaiduong.edu.vn.

Trong số các trƣờng trên thì Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại là trƣờng có đào đạo một cách chuyên sâu, bài bản, các chuyên ngành du lịch đa dạng và đã có một quá trình hình thành phát triển lâu dài. Hai trƣờng còn lại là Trƣờng Cao đẳng Hải Dƣơng chỉ đào tạo một chuyên ngành đó là: Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành; Trƣờng Đại học Sao Đỏ chỉ đào tạo 2 chuyên ngành đó là: Công nghệ thực phẩm và Việt Nam học. Do vậy, đối với 2 trƣờng trên thì Du lịch cũng chỉ là một ngành đào tạo nhỏ trong tổng số các ngành đào tạo. Việc đào tạo có thể không chuyên sâu và không bài bản nhƣ Trƣờng Cao đẳng Du lịch và Thƣơng mại.

3.1.2. Giới thiệu khái quát về trường cao đẳng du lịch và Thương mại

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và ngành nghề, quy mô đào tạo.

a. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại được thành lập theo Quyết định số 459/QĐ - BGD&DT - TCCB ngày 29/1/2004 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tiền thân là trường Trung học Ăn uống khách sạn và Du lịch, thuộc Bộ Thương mại. Đơn vị chủ quản: Bộ Công Thương.

Để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong từng thời kì, trƣờng đã trải qua 7 lần đổi tên và 6 lần di chuyển địa điểm, đến nay chính thức đóng trụ sở tại thị trấn Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dƣơng, là đơn vị trực thuộc Bộ Công Thƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ khi thành lập đến nay, trƣờng đã đào tạo đƣợc hơn 40.000 cán bộ quản lí có trình độ cao đẳng, trung học, công nhân kĩ thật lành nghề để cung cấp cho ngành Khách sạn - Du lịch thuộc 64 tỉnh thành trong cả nƣớc, cho trên 100 cơ quan ban ngành ở Trung ƣơng, địa phƣơng và cho các doanh nghiệp, cơ quan ở nƣớc ngoài. Hầu hết học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng đều nhanh chóng tìm đƣợc việc làm, làm đúng ngành nghề, có mức thu nhập hấp dẫn.

Thực hiên chủ trƣơng đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc, Nhà trƣờng đã năng động, sáng tạo trong việc đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức và phƣơng pháp đào tạo. Từ chỗ chỉ có 2 hệ với 8 chuyên ngành, hiện tại trƣờng đã có 5 hệ với 27 chuyên ngành. Từ chỗ chỉ đào tạo cho thành phần kinh tế tập thể và Nhà nƣớc, nay thực hiên đào tạo cho mọi thành phần kinh tế. Quy mô đào tạo có thời điểm rớt xuống chỉ còn 200 - 300 chỉ tiêu, nhƣng cũng có thời điểm lên tới trên 4.000 HSSV và đến nay luôn ổn định là trên 2.000 HSSV.

Mấy năm gần đây đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, Nhà trƣờng, lực lƣợng giáo viên nói riêng, toàn thể cán bộ công nhân viên nói chung thƣờng xuyên đƣợc cử đi học tập, đào tạo lại hoặc học tập bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm, nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học...

Ngoài nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành chính quy dài hạn tập trung, trƣờng còn liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học, các trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng chuyên ngành. Ở đâu trƣờng cũng đƣợc đánh giá cao là đơn vị làm ăn nghiêm túc, có bài bản, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và giảng dậy có uy tín.

Trải qua gần 50 năm làm nhiệm vụ đào tạo, nhà trƣờng đã luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đƣợc giao, đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân Chƣơng Lao Động hạng ba, hạng nhì, hạng nhất, 3 cờ Đảng bộ trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sạch vững mạnh, tiêu biểu 5 năm liền, Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ, nhiều cờ, bằng khen của các cấp, các ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng.

b) Chức năng và nhiệm vụ của trƣờng

Chức năng nhiệm vụ của trƣờng thực hiện theo Quyết định 0294/2004/QĐ TM ngày 09/3/2004 của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) quy định Quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng. Cụ thể:

* Chức năng: Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực ăn uống, Khách sạn, Du lịch. Là cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm khoa học phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.

* Nhiệm vụ:

Tổ chức tuyển sinh và đào tạo các ngành học, bậc học theo chƣơng trình giáo dục và các quy định hiện hành của Nhà nƣớc;

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch tại trường cao đẳng du lịch và thương mại hải dương (Trang 36)