Các yếu tố tâm lí của học sinh lớp 5 có liên quan đến việc phát triển vốn từ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 (Trang 30)

tiểu học cũng cần đáp ứng mục tiêu môn Tiếng Việt.

Thông qua môn Tiếng Việt, giáo viên cần xác định được thế nào là từ, từ có vai trò như thế nào trong ngôn ngữ và giao tiếp, dạy từ nhằm mục đích gì ? Từ đó, đưa ra định hướng về dạy từ ở tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng.

Dạy từ cho học sinh lớp 5 là một trong những biện pháp làm giàu vốn ngôn ngữ cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học. Để làm tốt nhiệm vụ này, trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm được đầy đủ, chính xác, rõ ràng nhất về từ. Sau đó cung cấp cách thức nhận diện, phân loại từ về mặt ngữ nghĩa và cấu tạo. Cuối cùng là giúp các em nắm nghĩa của từ, biết được những giá trị quan trọng của từ trong quá trình tạo nghĩa. Từ đó nâng cao ý thức làm giàu vốn từ cho học sinh. Mặt khác giáo viên cũng cần đưa ra những biện pháp nhằm kích thích các em sử dụng từ trong diễn ngôn và văn bản.

1.2.2. Các yếu tố tâm lí của học sinh lớp 5 có liên quan đến việc phát triển vốn từ vốn từ

Để phát triển vốn từ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, đặc điểm tâm sinh lí là một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến năng lực này. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng thì điều đó lại có ý nghĩa rất quan trọng bởi các em đang ở bậc học của cách học. Mọi thứ trong suy nghĩ đều hết sức bỡ ngỡ và mới lạ. Các em hay bắt chước và học theo người lớn; thường cảm nhận sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh, đồng thời thể hiện những suy nghĩ của mình ra bên ngoài chủ yếu dựa vào cảm tính. Chính bởi vậy, dạy học sinh lớp 5 phát triển vốn từ nhất thiết phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí.

Phát triển vốn từ được thể hiện trên hai phương diện: tiếp nhận và tạo lập vốn từ trong diễn ngôn và văn bản.

+ Phát triển vốn từ trong diễn ngôn

Theo Đỗ Hữu Châu: “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ vừa là sản phẩm vừa là phương tiện giao tiếp, là diễn ngôn, cũng tức là thông điệp bằng ngôn ngữ của giao tiếp”. Hay nói cách khác: “Diễn ngôn là phương tiện và là cái hình thành trong giao tiếp, tương đương với thông điệp của các cuộc giao tiếp không dùng ngôn ngữ làm phương tiện”.

Tiếp nhận trong giao tiếp nói chung và tiếp nhận từ nói riêng là sự vận động tát cả các giác quan như: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Trước hết, tiếp nhận từ trong diễn ngôn được thể hiện ở khả năng nghe. Để có thể hiểu được nghĩa cử từ đòi hỏi người tiếp nhận phải có khả năng nghe tốt, đầy đủ, rõ ràng và chính xác mọi yêu cầu được đưa ra. Sau đó, vận dụng những giác quan khác để kiểm tra mức độ hiểu nghĩa của từ.

Để tiếp nhận hệ thống từ một cách chính xác và đầy đủ đòi hỏi học sinh (người tiếp nhận) phải vận dụng khéo léo và linh hoạt tất cả mọi giác quan. Đồng thời, quá trình tiếp nhận cũng phải gắn với ghi nhớ, tư duy…

Trong quá trình tạo lập từ, học sinh không chỉ vận dụng những cơ quan cảm giác mà còn cần có sự phối hợp của quá trình tư duy, liên tưởng, tưởng tượng… Muốn nói một câu nào đó, học sinh phải có kiến thức về từ, phải nói đúng các câu chữ, phát âm đứng từ, tiếng… Đồng thời cần sử dụng tư duy, liên tưởng, tưởng tượng… để nói đúng văn cảnh. Mặt khác, quá trình nói còn là sự hoạt động của bộ máy phát âm.

Như vây, phát triển vốn từ trong diễn ngôn bao gồm những yếu tố như: tiếp nhận bằng mắt bộ máy phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được nghe và nói bằng tư duy, tưởng tượng.

+ Phát triển vốn từ trong văn bản

Phát triển vốn từ trong văn bản viết trước hết đòi hỏi sự tham gia của cơ quan thị giác. Muốn tiếp nhận tốt từ trong văn bản học sinh cần quan sát toàn diện, đầy đủ mặt chữ, con chữ cũng như toàn bộ văn bản. Trên cơ sở đó, sử dụng tư duy, liên tưởng… để phân tích, phát hiện và nhận diện được từ trên văn bản. Để thực hiện được điều này nhất thiết phải có sự tham gia của đôi bàn tay khéo léo. Mặt khác, người tạo lập phải có trí tuệ, biết lựa chọn, đúc rút, chắt lọc từ ngữ hay, phù hợp văn cảnh… nhằm mang lại giá trị biểu cảm cho văn bản.

Nếu như tiếp nhận từ trong văn bản bao gồm tiếp nhận về mặt nội dung và hình thức thì tạo lập từ cũng phải căn cứ vào nội dung và hình thức.

+ Kết luận sư phạm

Phát triển vốn từ thông qua tiếp nhận và tạo lập đòi hỏi sự phối hợp linh hoạt và khéo léo tất cả mọi cơ quan cảm giác và tri giác.

Học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng vẫn còn nhỏ, ngôn ngữ còn hạn chế và sự tập trung chú ý của các em chưa cao… Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là cần hướng và dẫn dắt các em vào các hoạt động học tập có

mục đích nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để đưa ra những biện pháp giảng dạy phù hợp, vừa sức… nhằm kích thích và tạo húng thú học tập cho các em.

Phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 cũng chính là giúp các em phát triển hệ thống ngôn ngữ. Tuy nhiên đây không phải là công việc một sớm một chiều, cũng không phải chỉ là trách nhiệm của nhà giáo dục mà đây chính là một quá trình lâu dài và cần sự chung tay góp sức của gia đình – nhà trường – xã hội.

1.2.3. Cơ chế của hoạt động tích lũy từ và bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học.

a) Cơ chế của hoạt động tích lũy từ

Vốn từ là khối lượng từ cụ thể, hoàn chỉnh mà mỗi cá nhân có được trong tri thức của mình.

Vốn từ ở từng người cụ thể không giống nhau, nó phụ thuộc ở kinh ngiệm sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp của mỗi người.

Ở lứa tuổi trước khi đến trường, trẻ em đã có một vốn tiếng mẹ đẻ khá phong phú qua tiếp xúc với những người xung quanh. Ở độ tuổi 4 đến 5 tuổi, các em đã có thể diễn tả được những điều muốn nói và khi nghe người khác nói, các em cũng hiểu được tương đối đầy đủ, rõ ràng.

Tuy nhiên, vốn từ các em có được vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao tiếp. Về mặt chất lượng, ngôn ngữ của tre còn nhiều khiếm khuyết, từ ngữ các em dùng còn mang tính khẩu ngữ, hồn nhiên nhưng thiếu chuấn xác.

Đến tuổi đi học ( bậc tiểu học) các em được học dọc, học viết. Đây là một hình thức ngôn ngữ mới được xây dựng trên những quy tắc có tính chuẩn mực. Vì vậy, các em phải được học nghe, đọc, nói, viết với những nội dung, yêu cầu cụ thể.

Về vốn từ, các em cần có bao nhiêu từ ngữ trong vốn từ thì đủ? Điều này chưa ai có thể xác định rõ ràng, cụ thể. Nhưng trong dạy học tiếng Việt nói chung, dạy học từ ngữ nói riêng, làm thế nào để học sinh có được một vốn từ càng nhiều về số lượng thì càng góp phần giúp cho các em thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách có hiệu quả.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể mở rộng phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả mong muốn.

Trước hết chúng ta cần dựa trên quy luật sắp xếp và tích lũy vốn từ của người bản ngữ để tổ chức vốn từ cho học sinh tiểu học.

Chúng ta đều thừa nhận: từ là một tiểu hê thống trong ngôn ngữ, nó không phải là một “mớ” hỗn tạp mà được sắp xếp một cách có tổ chức theo những hệ thống nhất định. Từ được tích lũy trong đầu óc con người cũng không phải là một mớ hỗn độn mà được tổ chức thành hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thí nghiệm mà các nhà Tâm lý – ngôn ngữ học thì các từ được tích lũy và tồn tại trong đầu óc chúng ta theo một sự liên tưởng về mặt ngữ nghĩa. Nếu đưa ra một từ kích thích người ta sẽ thu được nhiều từ khác có liên quan về nghĩa. Sự liên tưởng này không nhất thiết là các từ phải giống nhau hay gần nhau về nghĩa, có khi chỉ là các từ gần gũi nhau trong thực tế khách quan hoặc thường đi liền nhau trong lời nói.

Ví dụ, nếu đưa ra từ “biển”, ta sẽ có các từ cùng trường liên tưởng về biển như: nước, sóng, thuyền buồm, tàu thủy, hải âu…

Hiện tượng tâm lý này có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy từ ở tiểu học. Chúng ta có thể làm giàu vốn từ cho học sinh dựa trên quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ, có thể mở rộng vốn từ theo hệ thống chủ đề. Thực tế hiện nay, nội dung từ được dạy ở tiểu học đều được sắp xếp theo chủ đề, tên các bài học cũng chính là nội dung chủ đề từ cần học như: Tổ quốc, quê hương, thầy trò, quân đội nhân dân, nghiên cứu khoa học,…

b) Kết luận sư phạm

Chủ đề từ là các trường nghĩa biểu vật, sự tập hợp các từ cũng biểu thị một phạm vi sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Chủ đề từ ngữ cũng chính là những hệ thống từ ngữ nhỏ trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ.

Như vậy, chủ trương mở rộng vốn từ cho học sinh theo chủ đề là phù hợp với đặc trưng về tính hệ thống của từ vựng trong ngôn ngữ, phù hợp với quy luật tích lũy vốn từ của người bản ngữ. Đây cũng chính là cơ sở cần thiết cho việc xây dựng các bài tập mở rộng, làm vốn từ cho học sinh lớp 5.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 (Trang 30)